Theo sante.aujourdhui thì hơi thở nặng mùi có rất nhiều nguyên nhân, trong đó thức ăn có thể làm cho vấn đề này trở nên trầm trọng hơn như thức uống có cồn, thuốc lá, thức ăn nhiều đường, chất béo, tỏi, củ hành... Tuy nhiên, các bệnh về răng lợi cũng là một yếu tố cần chú ý.
Có nhiều cách để hạn chế những trường hợp hôi miệng khác nhau:
- Nước bọt có vai trò làm sạch miệng, nhưng lại điều tiết ít hơn vào ban đêm, nên sẽ có mảng bám hình thành gây ra hôi miệng khi thức dậy. Trong trường hợp này bạn sẽ loại bỏ các mảng bám với dụng cụ cọ lưỡi.
- Trước khi đi ngủ nên uống một ly nước lớn để làm loãng những thức ăn có thể gây mùi hôi như tỏi, hành...
- Hạn chế rượu bia hay thức uống có cồn vào buổi tối.
- Khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra đúng nguyên nhân gây hôi miệng. Bởi có hơn 300 loại thuốc điều trị bệnh có thể gây hôi miệng.
- Sử dụng chỉ nha khoa thay thế cho tăm để lấy mảnh vụn thức ăn dính trong kẽ răng.
- Nếu bạn đeo niềng răng hay
răng giả, cần làm vệ sinh răng miệng kỹ hơn nữa.
- Thay bàn chải đánh răng mỗi 2 tháng.
- Khám nha khoa định kỳ, nhất là khi có răng sâu hay các vấn đề về răng nướu. viêm chân răng, áp xe cũng có thể gây hôi miệng.
- Thường xuyên nhai táo, chewing gum không đường để kích thích điều tiết nước bọt, giúp làm sạch răng một cách tự nhiên nhất.
- Tráng miệng với một miếng phô mai hay yaourt không đường nhằm giúp trung hòa độ a xít trong thức ăn dính lại.
Uống nước trà đen. Thành phần polyphenol có thể ức chế sự tăng sinh của vi khuẩn trong miệng, đồng thời hạn chế sản sinh những thành phần gây mùi hôi.
M.Quân
Bình luận (0)