Một thành phố ngầm dưới lòng đất của loài kiến mới được khai quật, có quy mô lớn và phức tạp tương đương Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc. Thành phố này có thể chứa tới hàng triệu triệu con côn trùng.
Thành phố kiến khổng lồ với đầy đủ kết cấu của đường cao tốc, đường mòn và khu vườn, nằm ẩn mình dưới lòng đất ở Brazil. Các nhà khoa học cho rằng, đây là quần thể kiến lớn nhất trên thế giới từng được phát hiện. Nhưng không ai chắc chắn về thời điểm mà bầy kiến bỏ tổ và lý do vì sao.
Đây có thể là dinh cơ của loài kiến lớn nhất thế giới - kiến cắt lá. Các chuyên gia đã đổ 10 tấn bê tông xuống cứ địa này thông qua những lỗ thông trên mặt đất. Đây cũng chính là chiếc điều hòa không khí tự nhiên của loài kiến. Việc đổ bê tông nhằm mục đích giữ lại toàn bộ kết cấu đường đi.
Họ đã mất 10 ngày để hoàn thiện quá trình đổ bê tông thành phố kiến rộng 46,5 m2 và trải dài tới gần 8m dưới mặt đất.
Sau một tháng, các nhà khoa học, do giáo sư Luis Forgi dẫn đầu, bắt đầu đào bới và khám phá một siêu thành phố được miêu tả là không thue kém “Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc”.
Cộng đồng kiến được xem là một xã hội hữu cơ theo cách thức mà chúng xây dựng cấu trúc nhà ở có tính liên kết chặt chẽ. Để hoàn thiện siêu thành phố này, có lẽ mỗi con kiến thợ ít nhất phải đào bới và chở bỏ các đống đất nặng gấp nhiều lần trọng lượng của nó đi suốt quãng đường tương đương hơn 0,8km.
Tổng cộng, bầy kiến đã đào đi khoảng 40 tấn đất để tạo nên thành phố ẩn. Mạng lưới thành phố được thiết kế để giúp kiến thợ chỉ phải đi con đường ngắn nhất về trung tâm. Trong thành phố bao gồm cả các con đường cao tốc để nối liền giữa tổ chính và không thiếu lối đi phụ.
Kiến cắt lá được cho là loài sinh vật có kết cấu xã hội phức tạp thứ hai trên trái đất, chỉ sau con người. Một con kiến chúa lãnh đạo mỗi tổ kiến khổng lồ.
Kiến chúa thu nhận khoảng 300 triệu tinh trùng từ kiến đực trước khi lập ra cộng đồng kiến của riêng mình. Sau đó, con cái của nữ hoàng, tùy thuộc vào kích thước để phân chia nhiệm vụ và địa vị, sẽ xây dựng ngôi nhà chung và thu nhặt thức ăn.
Nhiệm vụ duy nhất của những con kiến khác là quản lý chất thải. Thường đây sẽ là những con kiến nhiều tuổi. Chúng lưu trữ rác tại nơi quy định rồi chuyển lên mặt đất. Đặc biệt, chúng còn có nhiệm vụ loại bỏ những ký sinh trùng nguy hiểm, ví dụ như ruồi phorid. Loài côn trùng này thường gieo rắc mầm mống phá hoại bằng cách đẻ trứng vào các kẽ nứt trên đầu kiến thợ.
|
Theo Tiền Phong
Bình luận (0)