Theo đề án này, từ nay đến năm 2020 sẽ khai thác 6.720 ha rừng thông 3 lá (bình quân mỗi năm khai thác 840 ha) thuộc đối tượng rừng thông rải rác, rừng thông thành thục được quy hoạch là rừng sản xuất ở 6 huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Đam Rông và Bảo Lâm.
Song song đó, sẽ trồng lại trên diện tích đã khai thác bằng chính loài thông 3 lá và trồng theo hình thức cuốn chiếu, khai thác năm trước trồng lại năm sau.
Tổng nguồn thu (theo đề án) đạt gần 3.031 tỉ đồng và tổng chi phí tái đầu tư trực tiếp hơn 2.483 tỉ đồng. Sau khi trừ chi phí tái đầu tư, số tiền còn lại sẽ được dùng cho các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn 2013 - 2020.
Ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chỉ đạo các địa phương và các đơn vi liên quan phải thực hiện đề án này một cách đồng bộ giữa khai thác, chế biến tinh và trồng rừng thâm canh.
“Việc trồng lại rừng là rất quan trọng, nếu việc này không thành công thì coi như đề án thất bại”, ông Phạm S lưu ý.
Gia Bình
>> Rừng thông cạnh Dinh 1 Đà Lạt bị triệt hạ
>> Sâu róm tàn phá rừng thông
>> Phá rừng thông để khai thác đá
Bình luận (0)