[VIDEO] Đột nhập “kho” cổ vật quý ngàn năm tại Sài Gòn
|
Người xem bất ngờ trước “tủ” vũ khí thô sơ đa dạng về loại hình, kiểu dáng, chất liệu: Nếu như Qua có hình dáng khá đặc biệt, trang trí mang tính mỹ thuật cao và khá thông dụng trong chiến tranh thời cổ thì với Kris (có nguồn gốc từ tiếng Java cổ, chỉ một loại đoản kiếm hộ thân của cư dân Mã Lai), ngoài làm khí giới còn mang ý nghĩa tâm linh như là vật sẽ mang lại điều may mắn và sức mạnh quyền lực. Mỗi thanh Kris như một tác phẩm nghệ thuật vì khi chế tác, các nghệ nhân thường tìm cách biến đổi cho phù hợp với văn hóa bản địa của dân tộc mình.
Kendy Champa thế kỷ 12- 13
|
Hũ Pháp lam Việt Nam thế kỷ 19
|
Người xem vô cùng thích thú với triển lãm độc đáo này
|
Bộ tượng Phúc Lộc Thọ gốm men xanh thế kỷ 19
|
Bộ sưu tập ấn quý giá
|
Các loại bình xưa
|
Phát minh to lớn của con người nhằm xác định tính trung thực, quyền lực, niên đại và giá trị của các văn bản quan trọng trong hệ thống chính trị, cùng nhiều vấn đề khác trong lịch sử, đó là ấn chương (con dấu). Bộ sưu tập độc đáo về lịch sử ấn chương VN sẽ giới thiệu như: Ấn Doanh trung thừa vệ đô úy thuộc doanh Trung thừa nhà Tây Sơn, ấn Tả Vệ đạo Trung Cần vệ Thân sự tổng lãnh sứ gắn với chức Thân sự Tổng lãnh sứ thuộc vệ Trung Cần hoặc ấn Bình Thuận lãnh binh quan phòng của tướng lĩnh quân đội thời Nguyễn giữ chức Lãnh binh (hàm Chánh tam phẩm võ ban) ở tỉnh Bình Thuận., đã giúp người xem hiểu hơn cơ cấu tổ chức hành chính VN thời phong kiến.
Không cầu kỳ như trà đạo của Nhật hoặc phô trương nghệ thuật trà như Trung Quốc nhưng đồ dùng uống trà Việt cũng có sức sống riêng từ rất sớm. Bằng các bộ sưu tập gốm cổ thời Lý hiện hữu với những ấm trà bằng gốm men ngọc tinh tế, cho đến thời Trần, việc uống trà phát triển mạnh hơn lại xuất hiện thêm nhiều loại trà cụ có kiểu dáng mới. Người mê trà sẽ choáng ngợp với nhiều bộ trà cụ đặt làm theo mẫu thiết kế của Đại Việt, thịnh hành từ đầu thời Lê – Trịnh lan dần sang triều Nguyễn và mất hẳn vào cuối thế kỷ 19, bằng gốm vẽ men lam đặt làm tại lò Cảnh Đức Trấn nổi tiếng Trung Hoa, trong đó đáng chú ý là bộ chén tống – chén quân vô cùng đẹp mắt.
Bộ Di Đà Tam tôn hay Tây Phương Tam Thánh là ba vị Thánh cùng được tôn thờ, bằng tranh hay tượng tại nhà hay tại chùa theo hàng ngang, bao gồm vị Phật A Di Đà biểu tượng cho thanh tịnh và giải thoát ở giữa, Bồ Tát Quán Thế Âm biểu tượng cho từ bi cao thượng ở bên trái. Bồ Tát Đại Thế Chí biểu tượng cho trí tuệ siêu việt bên phải. Ba vị này được cho là thường tiếp dẫn các chúng sanh ở 10 phương thế giới, tu vãng sanh Tịnh Độ. Bộ tượng này được làm bằng gỗ, các vị Phật được thiết kế đứng trên bệ sen nhiều tầng, phía sau là vầng hào quang bao quanh. Tất cả đều được chạm khắc tỉ mỉ, tinh tế, thếp vàng rực rỡ.
Bộ tượng Phúc Lộc Thọ tượng trưng cho những điều lành (Phúc), sự thịnh vượng (Lộc), và tuổi thọ (Thọ). Mỗi điều này về sau được cụ thể hóa bằng một vị thần, ba vị này thường gọi chung là ba ông Phúc -Lộc - Thọ hay Tam Đa, và thường không được tách rời nhau. Hình tượng ba ông được làm bằng gốm tráng men xanh trắng, được chế tác theo đúng khuôn mẫu về tạo hình và phục sức vốn đã rất quen thuộc trong văn hóa phương Đông nói chung và của Việt Nam nói riêng.
Vũ khí Qua thô sơ cùng đâm, móc, bổ, chém, quét lia ... để chống giặc
|
Bộ tượng Linga - Yoni kim loại thế kỷ 10 - 11 của Việt Nam
|
Tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện Đại Sĩ
|
Tượng Di đà Tam thôn
|
Chóe Việt Nam thế kỷ 15
|
Lư trầm đẹp đến ngỡ ngàng
|
Ngoài ra, các hiện vật phục vụ cho thú thưởng ngoạn uống rượu khá đa dạng cũng góp mặt: Bình tỳ bà, nậm rượu, và đặc biệt nhất là các loại kendy thịnh hành vào từ thời Lê Sơ - đây là loại bình có dáng bầu tròn, cổ thẳng, cao, đặc biệt ở phần vòi có hình dạng bầu vú. Nói tới việc tạo dáng thì kendy Việt có nét đặc trưng hơn nhiều nước khác, trong khi khá phổ biến là hình cầu thì kendy VN thì lại có hình cầu dẹt.
Các sản phẩm gốm thờ cúng và gốm trang trí từng “vang bóng một thời”: tượng Hộ Pháp, tượng Tiêu Diện Đại Sĩ, ông Nhật, bà Nguyệt. Dòng gốm mang trường phái Quảng Đông này do các thợ gốm người Hoa sản xuất ở khu vực Chợ Lớn vào cuối thế kỷ 19 - đầu 20. Loại hình gốm thờ cúng thường là tượng có kích thước lớn như Tiêu Diện, Hộ Pháp... có gương mặt, áo mũ đều được gia công hết sức tinh tế. Các màu men xanh lục, xanh cô ban, trắng, vàng, nâu... được người xưa khai thác tối đa tạo cho tượng vẻ đẹp hoàn mỹ. Đồng thời, trưng bày còn mang đến cho người xem những trang trí nội thất, ngoại thất của các cung điện triều Nguyễn, đồ gia dụng và tế tự cũng như cổ vật trong khung cảnh “vui thú điền viên” đậm nét đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, từng tạo ra sự đặc sắc của văn hóa phương Đông và của VN.
Bình luận (0)