Khám phá những câu chuyện kỳ bí và ghê rợn trong 'Bảy chuyện kể Gothic'

19/05/2024 15:41 GMT+7

Khi lật qua từng trang sách trong 'Bảy chuyện kể Gothic' (do Nguyễn Tuấn Bình dịch, NXB Phụ nữ Việt Nam vừa ấn hành), người đọc như lạc vào một mê cung của câu đố, những không gian đa chiều và mỗi một tình tiết mới phải vỡ òa lên vì bất ngờ, tìm mọi cách quay trở lại ngay đầu truyện để tìm ra các manh mối ẩn giấu.

Tác phẩm Bảy chuyện kể Gothic của nhà văn Đan Mạch Isak Dinesen lần đầu tiên xuất bản ở Mỹ vào tháng 4.1934, và được Câu lạc bộ Sách của tháng gửi tặng tới các thành viên của họ. Cuốn sách nhanh chóng trở thành một sự kiện lớn thời bấy giờ. Riêng câu lạc bộ đã cho in 50.000 bản (sau khi câu lạc bộ thỏa thuận về vấn đề bản quyền với Nhà xuất bản Harrison Smith & Robert Haas).

Bảy chuyện kể Gothic gồm 7 truyện, được đặt trong bối cảnh châu Âu thế kỷ 19. Các truyện này xoay quanh nhiều chủ đề, là sự kết hợp giữa các yếu tố lãng mạn và siêu nhiên với lối kể chuyện châm biếm, tinh tế. Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy ví tác phẩm này là "một tòa kiến trúc ngôn ngữ đồ sộ, bí hiểm, khó vào".

Bảy chuyện kể Gothic gồm 7 truyện, được đặt trong bối cảnh châu Âu thế kỷ 19

Bảy chuyện kể Gothic gồm 7 truyện, được đặt trong bối cảnh châu Âu thế kỷ 19

Các truyện xoay quanh nhiều chủ đề, là sự kết hợp giữa các yếu tố lãng mạn và siêu nhiên với lối kể chuyện châm biếm, tinh tế

Các truyện xoay quanh nhiều chủ đề, là sự kết hợp giữa các yếu tố lãng mạn và siêu nhiên với lối kể chuyện châm biếm, tinh tế

Bìa tác phẩm Bảy chuyện kể Gothic (do Nguyễn Tuấn Bình dịch, NXB Phụ nữ Việt Nam ấn hành)

Bìa tác phẩm Bảy chuyện kể Gothic (do Nguyễn Tuấn Bình dịch, NXB Phụ nữ Việt Nam ấn hành)

NXB

Bạn đọc Việt Nam từng biết đến nhà văn Đan Mạch Isak Dinesen kể từ năm 2020, với tác phẩm Châu Phi nghìn trùng qua bản dịch của Hà Thế Giang - được giới phê bình đánh giá cao và vinh dự nhận giải thưởng danh giá của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2021 ở hạng mục Văn học dịch. 

Dịch giả Nguyễn Tuấn Bình kể về cơ duyên đến với tác phẩm: "Tôi bắt đầu muốn tìm hiểu nhiều hơn về nhà văn Đan Mạch này, run rủi thế nào đưa đẩy tôi đến với cuốn Thú đọc sách của Charles Van Doren, vốn là tổng biên tập bộ Bách khoa thư Britannica. Ông chia sẻ với chúng ta những tâm tình về một đời đọc sách của mình, giới thiệu tác giả và tác phẩm tiêu biểu trên quan điểm cá nhân, và tôi tìm thấy những trang viết giàu cảm xúc về Isak Dinesen. Phần cuối sách, Van Doren còn đề xuất một kế hoạch đọc sách dài tới mười năm, đưa ra 100 tác phẩm, bạn tìm thấy trong danh mục này nào là Mù lòa của Saramago, Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy và bên cạnh những tác phẩm lẫy lừng đó có Bảy chuyện kể Gothic của Isak Dinesen. Đấy là lý do tại sao tôi bắt tay vào việc chuyển ngữ tác phẩm này, như một cách tìm hiểu sâu hơn về cá tính nhà văn Đan Mạch đó".

"Cứ nếm thử đi, bạn sẽ ngấu nghiến ngay thôi mà"

Được biết, văn học Gothic là một thể loại hư cấu kết hợp hai yếu tố kinh dị và lãng mạn, miêu tả sinh động những câu chuyện kỳ bí với sự ghê rợn, tuyệt vọng, kỳ dị và mang màu sắc u ám, nó xuất hiện tại Anh từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Nói đến văn học Gothic là nói tới đặc trưng "bóng tối" thể hiện các chủ đề cấm kỵ như loạn luân, siêu nhiên, hủy diệt... với hệ thống nhân vật "bất thường" trong tính cách, tâm lý... thường hay bị giam cầm trong không gian tối tăm, thời gian khép kín. 

Dịch giả Nguyễn Tuấn Bình cho rằng anh có nhiều nhân duyên để đến với tác phẩm

Dịch giả Nguyễn Tuấn Bình cho rằng anh có nhiều nhân duyên để đến với tác phẩm

NVCC

Với 7 câu chuyện: Những con đường vòng quanh Pisa, Lão hiệp sĩ, Con khỉ, Trận lụt tại Norderney, Bữa tối tại Elsinore, Những kẻ sống trong mơ và Thi nhân, tác giả Isak Dinesen đưa độc giả như lạc vào một mê cung

Với 7 câu chuyện: Những con đường vòng quanh Pisa, Lão hiệp sĩ, Con khỉ, Trận lụt tại Norderney, Bữa tối tại Elsinore, Những kẻ sống trong mơThi nhân, tác giả Isak Dinesen đưa độc giả như lạc vào một mê cung

NXB

Khi được hỏi tại sao lựa chọn tựa đề "chuyện kể Gothic", Dinesen cho rằng: "Bởi tại Anh, nó đặt các câu chuyện vào bối cảnh thời đại và hàm ý về điều gì đó mà vừa mang sắc thái đề cao vừa ngập tràn bầu không khí giễu nhại trong thế giới yêu ma, bí ẩn".

Với 7 câu chuyện: Những con đường vòng quanh Pisa, Lão hiệp sĩ, Con khỉ, Trận lụt tại Norderney, Bữa tối tại Elsinore, Những kẻ sống trong mơThi nhân, tác giả Isak Dinesen đưa độc giả như lạc vào một mê cung, một câu đố, không gian đa chiều, mà mỗi một tình tiết mới khiến ta không ngừng òa lên bất ngờ, phải trở lại đầu truyện để tìm những manh mối ẩn giấu mà tác giả đã khéo léo cài vào. Cứ mỗi lần đọc lại, chúng ta lại khám phá những chi tiết, ẩn ý mới.

Bản tiếng Việt xuất bản tại Việt Nam còn có thêm 10 tranh minh họa màu đầy ma mị, quyến rũ, như là một phần quà tặng bạn đọc góp thêm sự hấp dẫn và thú vị. Ngoài ra, dịch giả Nguyễn Tuấn Bình cũng lược dịch thêm phần phân tích 7 truyện từ cuốn sách Understanding Isak Dinesen (Để hiểu Isak Dinesen) của nhà phê bình Susan C.Brantly, giúp độc giả có thể hiểu hơn phong cách viết của Isak Dinesen.

Bản tiếng Việt xuất bản tại Việt Nam còn có thêm 10 tranh minh họa màu đầy ma mị và quyến rũ dành tặng bạn đọc, góp thêm sự thú vị khi đọc sách

Bản tiếng Việt xuất bản tại Việt Nam còn có thêm 10 tranh minh họa màu đầy ma mị và quyến rũ dành tặng bạn đọc, góp thêm sự thú vị khi đọc sách

NXB

"Bảy chuyện Kể Gothic tràn ngập những người kể chuyện, sử dụng hình thức chuyện kể lồng chuyện kể điển hình trong những chuyển kể ngày xưa, như Ngàn lẻ một đêm hay Mười ngày của Boccaccio. Đó là "khung sườn" - chẳng hạn đám đàn ông trên thuyền giết thì giờ bằng cách kể câu chuyện đời, như trong Những kẻ sống trong mơ; rồi một trong những chuyện kể đó lại dẫn đến chuyện kể khác, cứ thế chúng nối lại với nhau, cái sau theo cái trước. Như trong Scheherazade, nhiều chuyện được kể (và kể cả là diễn biến trong chuyện kể) cứ diễn ra trong màn đêm. Và hãy cứ nếm thử đi, bạn sẽ ngấu nghiến ngay thôi mà", dịch giả Nguyễn Tuấn Bình nhấn mạnh.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.