Khám phá robot đang 'tập đi' của Facebook

21/05/2019 09:03 GMT+7

Trong khu vườn trên sân thượng tại trụ sở Menlo Park của Facebook, robot có sáu chân tên Daisy phát ra âm thanh khi nó đi lảo đảo trên sàn cát.

Theo CNN, Daisy trông như một con bọ khổng lồ. Nó là một phần của dự án khoa học Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo của Facebook (FAIR). Từ hè năm ngoái, các nhà khoa học tại FAIR giúp robot tự dạy nó cách đi và nắm bắt đồ vật. Mục tiêu là giúp robot học theo cách thức hệt như con người: Khám phá thế giới xung quanh, thử và sai.
Nhiều người có thể không biết rằng hãng mạng xã hội lớn nhất thế giới cũng mày mò chế tạo robot. Song công việc của FAIR không đặt mục tiêu gây chú ý hay xuất hiện trên News Feed của bạn. Thay vào đó, dự án kỳ vọng có thể giúp các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển AI có thể học một cách độc lập hơn. Họ cũng muốn robot học hỏi với lượng dữ liệu ít hơn.
Về lý thuyết, việc này cuối cùng có thể giúp cải thiện nhiều loại hoạt động AI mà các hãng công nghệ đang phát triển, chẳng hạn như dịch từ ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, nhận ra người hoặc vật thể trong hình ảnh.
Ngoài Daisy, các nhà nghiên cứu của Facebook cũng làm việc với nhiều robot bao gồm cánh tay đa khớp, cánh tay robot có cảm biến trên đầu ngón tay. Họ sử dụng kỹ thuật học máy gọi là học hỏi tự giám sát, trong đó robot phải tìm ra cách thực hiện hoạt động, chẳng hạn như nhặt một con vịt cao su lên, bằng cách làm đi làm lại hoạt động đó. Robot sử dụng dữ liệu từ các cảm biến để hoạt động ngày càng tốt hơn.
Robot của Facebook đang học cách nhặt đồ vật Ảnh: Facebook
Nghiên cứu vẫn còn ở giai đoạn đầu. Các robot thử nghiệm vẫn mới bắt đầu tiếp cận vật thể, chưa biết làm thế nào để nhặt chúng lên. Giống như trẻ sơ sinh, những người phải học cách dùng cơ và tay chân trước khi di chuyển, robot cũng phải trải qua các quá trình từ thấp đến cao đó.
Ngoài ra, robot còn phải hiểu hậu quả hay kết quả của hành động là gì. Franziska Meier, nhà khoa học nghiên cứu tại FAIR, cho hay con người có khả năng tự biết điều này, song robot thì cần được dạy. Bà Meier chia sẻ rằng giới nghiên cứu rất ngạc nhiên khi thấy rằng để robot tự khám phá mọi thứ có thể tăng tốc quá trình học tập.
Các nhà nghiên cứu cũng để một robot khác, vốn gồm cánh tay nối với gọng kìm để nắm, tọa độ của một điểm trong không gian mà họ muốn nó chạm tới. Robot này sau đó mất năm giờ để đi đến đó, thực hiện nhiều chuyển động khác nhau và các chuyển động này ngày càng chuẩn xác hơn. “Mỗi lần cố gắng làm gì đó, robot có thêm dữ liệu. Nó tối ưu hóa mô hình nhưng cũng khám phá”, Meier cho hay.
Giới nghiên cứu cho hay họ dùng dạng AI với robot này thay vì AI trên máy tính là vì dạng này buộc các thuật toán sử dụng dữ liệu hiệu quả. Thuật toán phải tìm ra cách thực hiện nhiệm vụ trong vài ngày hoặc vì giờ, ngắn hơn so với những gì mà mô phỏng phần mềm phải thực hiện trong vài tháng, vài năm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.