Theo Reuters, Furhat là robot có hình dạng một bức tượng ba chiều với hình chiếu khuôn mặt giống như người. Nó được tạo ra trên nền tảng của các trợ lý giọng nói dễ giao tiếp, dễ nói chuyện cùng như Siri hay Alexa, nhằm thuyết phục người dùng tương tác với nó hệt như với con người. Ngoài ra, nó còn có khả năng nắm bắt tâm trạng người dùng để giao tiếp.
Vì robot không phải con người, nó không thiên vị hay có thành kiến. Thực tế này có thể thúc đẩy người dùng trò chuyện với nó thật lòng hơn, Furhat Robotics, nhà sản xuất robot Furhat, cho hay. Furhat hữu ích trong các tình huống như sàng lọc rủi ro y tế, vốn là thời điểm mà nhiều người có thể nói dối.
|
Samer Al Moubayed, CEO Furhat Robotics cho biết: “Chúng tôi đọc các nghiên cứu cho thấy rằng trong một số trường hợp, người ta thoải mái hơn và sẵn lòng nói về các vấn đề khó khăn với robot hơn là với con người”. Lý do là vì tính cách của robot có thể phản ánh tích cách của người tương tác với nó, và người được tương tác thì không cảm thấy mình bị đánh giá, nhận xét.
Furhat hiện được dùng ở sân bay Frankfurt với tư người hỗ trợ đa ngôn ngữ, giúp hành khách tìm đường ra cửa bay. Nó cũng có thể hỗ trợ hoạt động đào tạo dịch vụ khách hàng, ví dụ như tự biến mình thành một người mua hàng bực bội.
|
Hãng khoa học và công nghệ Merck cùng Furhat Robotics cũng vừa công bố robot khác tại Stockholm (Thụy Điển) hôm 28.11. Robot này sẽ hỏi người dùng về sức khỏe, lối sống và sàng lọc rủi ro mắc các bệnh tiểu đường, nghiện rượu và suy giáp cho họ. Nếu cần, robot có thể khuyên người dùng đi khám bệnh hoặc xét nghiệm máu.
“Mỗi robot cần có tính khách khác nhau dựa theo vai trò, công việc mà nó đảm nhận”, ông Moubayed cho biết. Furhat có thể là nam hoặc nữ, già hoặc trẻ, thông minh hay nghiêm túc. Dù vậy, nó cũng có khuyết điểm như ông Moubayed thừa nhận: “Một trong các rào cản mà robot có là vấn đề với việc thể hiện bản thân, có thể di chuyển mượt và đầy cảm xúc như chúng ta, có thể chuyển động mặt, mắt và đầu”.
Bình luận (0)