Có thể nói, mụn luôn là một trong những nỗi ám ảnh, băn khoăn lo lắng của nhiều chị em từ năm này qua tháng nọ. Có những người dành cả tuổi thanh xuân chỉ để trị mụn, nhưng mãi vẫn không đạt được quả ngọt. Vậy liệu bạn đã từng nghe qua phương pháp trị mụn từ kẽm chưa? Cùng tìm hiểu nguyên tố làm nên điều kỳ diệu trong quá trình trị mụn nhé!
Vai trò của Zinc (kẽm) là gì?
Kẽm là một kim loại vi lượng thiết yếu cần thiết cho sức khỏe con người, mà cơ thể không tự nhiên sản xuất hoặc lưu trữ. Để duy trì chức năng miễn dịch, làm lành vết thương, đông máu, tổng hợp các protein và phân chia tế bào DNA.
Ngoài ra, kẽm cũng có đặc tính kháng viêm, giúp làm giảm một số mẩn đỏ và kích ứng liên quan đến mụn trứng cá vừa đến nặng, khắc phục các tình trạng viêm da khác như: Nám, bệnh rosacea, viêm da tiết bã, eczema. Và thậm chí kẽm còn là “trợ thủ” cho quá trình điều trị sẹo mụn.
Cũng chính vì lý do này, mà cơ thể bạn luôn cần được cung cấp kẽm mỗi ngày thông qua nhiều hình thức khác nhau. Một số người sẽ bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống hằng ngày, số còn lại sẽ nhận kẽm từ việc uống dùng thực phẩm bổ sung.
Mức độ ảnh hưởng của kẽm trong quá trình điều trị mụn
Dựa vào vai trò của kẽm, chúng ta có thể thấy được tác dụng của kẽm đối việc điều trị mụn là hoàn toàn có thực. Không những vậy chính các nhà nghiên cứu cũng đã vào cuộc để nghiên cứu những điều kỳ diệu sâu hơn nữa từ kẽm, và kết quả cho thấy: “Đối với các dạng viêm và vi khuẩn gây mụn, kẽm uống hoàn toàn có hiệu quả khi tác động, kể cả những người bị mụn trứng cá mức độ nhẹ. Tuy nhiên, kẽm uống sẽ để lại tác dụng phụ cho người dùng như buồn nôn, ói mửa...”.
Tất nhiên, sẽ có người cho rằng việc bổ sung kẽm qua đường uống sẽ hiệu quả hơn. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là dùng kẽm ở dạng bôi ngoài da là không hiệu quả. Bởi ngoài những đặc tính nêu trên, kẽm còn giúp loại bỏ vi khuẩn gây mụn và giảm sản xuất dầu, khả năng “xóa sổ” mụn của kẽm đến mức ngạc nhiên.
|
Đối với những người bị mụn trứng cá nhẹ như mụn đầu đen, mụn mủ, mụn đầu trắng,… thì chỉ cần sử dụng kẽm dạng bôi là đủ. Còn đối với những ai bị mụn trứng cá nặng thì nên bổ sung kẽm qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Bật mí cách bổ sung kẽm phù hợp
1. Bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống: Không chỉ đơn giản dừng ở việc dùng những thực phẩm có chứa kẽm thường ngày, mà theo Viện Y tế quốc gia của Mỹ thì điều này còn dựa vào độ tuổi và giới tính của bạn.
|
Một điều bạn cần lưu ý nữa là trước khi bắt đầu chế độ ăn uống bổ sung, bạn nên xem xét lại chế độ ăn uống hiện tại của mình đã cung cấp đủ lưỡng kẽm cần thiết cho cơ thể hay chưa, và tuyệt nhiên điều quan trọng là cơ thể bạn có hấp thụ kẽm hiệu quảu hay không nữa nhé.
2. Sản phẩm kẽm dạng kem bôi ngoài da
Hiện nay, trên thị trường mỹ phẩm đã có bày bán các sản phẩm kẽm ở dạng kem bôi ngoài da. Tuy nhiên, bạn cần tìm một địa điểm mua hàng uy tín, đáng tin cậy để mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tránh trường hợp “tiền mất tật mang”.
Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm dùng cho da đều có thể gây ra tác dụng phụ, nên bạn đừng quên test sản phẩm trước khi sử dụng và tuân thủ đúng những hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, để sản phẩm phát huy tối đa hiệu quả.
3. Dùng sản phẩm bổ sung
Đối với những người lựa chọn cách bổ sung kẽm dưới dạng viên uống, cần nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi theo lời khuyên của các bác sĩ, bạn chỉ nên sử dụng cách này khi cơ thể bạn không nhận đủ chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống hằng ngày.
Còn nếu cơ thể bạn đã tiếp nhận đủ lượng kẽm cần thiết, thì không cần dùng đến sản phẩm bổ sung dạng viên uống nữa. Bởi nếu sử dụng sản phẩm bổ sung quá liều, cơ thể bạn có thể chịu một số tác dụng phụ lẫn nguy cơ về thần kinh như yếu, tê tứ chi.
Cũng giống các sản phẩm kẽm dưới dạng bôi ngoài da, hiện nay trên thị trường cũng có bày bán rất nhiều sản phẩm bổ sung. Tuy nhiên, để lựa chọn một sản phẩm bổ sung tốt, thương hiệu đủ sức lan tỏa và đáng tin cậy thì dòng sản phẩm Murad sẽ là “người bạn đồng hành” tuyệt vời cho bạn.
Bình luận (0)