Sống giữa khói bụi
Theo Sở TN-MT tỉnh Quảng Ninh, trên địa bàn tỉnh có 68 cơ sở sản xuất vôi thủ công, tập trung chủ yếu tại TP.Uông Bí, TX.Đông Triều, với khoảng 200 ống lò và gần 1.200 lao động đang làm việc. Các lò vôi này hoạt động theo phương pháp thủ công, công nghệ lạc hậu nên đã hủy hoại môi trường tự nhiên xung quanh, đe dọa cuộc sống của hàng ngàn hộ dân.
tin liên quan
Biết rõ chủ đất nhưng vẫn quy vắng chủ !
|
Cách khu lò vôi khoảng 300 m, ngôi nhà của bà Trần Thị Thi (60 tuổi, trú tại khu Vành Kiệu) gần như lúc nào cũng đóng kín cửa, nắp bể nước phải bọc kín bằng ni lông để tránh bụi. “Gần 10 năm nay, chúng tôi khổ sở vì khói bụi từ các lò vôi, nhà nào cũng phải phơi quần áo trong nhà và dùng máy sấy. Nếu đem phơi ở ngoài là chỉ vài tiếng sau áo quần đen kịt vì bám bụi. Còn bể, téc nước ăn cũng phải để nơi kín đáo”, bà Thi phản ánh.
Trong khi đó, gia đình ông Trần Trung Tiến (khu Bí Trung, P.Phương Đông, TP.Uông Bí) đã phải đóng cửa hàng ăn từ nhiều năm nay để chuyển sang buôn bán nhỏ lẻ nhưng cũng không hiệu quả do khách hàng phàn nàn vì bụi. “Người dân chúng tôi dù sinh sống gần quốc lộ nhưng kinh doanh chẳng được bao lâu thì mất khách, ai đến cũng phàn nàn vì bụi. Khách nơi xa đến chơi đứng một lúc đã thấy khó chịu chứ đừng nói ở đây lâu dài”, ông Tiến cho biết.
Khó “khai tử” các lò vôi
Đầu năm 2016, tỉnh Quảng Ninh đã lên kế hoạch dẹp bỏ các lò vôi kể trên nhằm bảo vệ môi trường. Kế hoạch này dựa trên Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Bộ Xây dựng.
tin liên quan
Người dân Đà Nẵng lo ngại vì nước sinh hoạt lắng cặnTrao đổi với Thanh Niên, ông Đặng Đình Sách, Phó chủ tịch UBND TP.Uông Bí, cho biết: “Do buông lỏng quản lý nên các cơ sở lò vôi trên xây dựng trái phép, không đúng quy hoạch. Chính quyền địa phương đã nhiều lần vận động tháo dỡ nhưng vẫn còn một số không chấp hành”.
Theo ông Sách, để hỗ trợ việc phá dỡ lò vôi, chuyển đổi nghề cho người lao động, TP.Uông Bí đã nâng mức hỗ trợ người lao động và chủ cơ sở sản xuất vôi. Cụ thể, chính quyền sẽ hỗ trợ các chủ cơ sở sản xuất vôi 13,2 tỉ đồng tiền tháo dỡ, khôi phục mặt bằng và hơn 540 triệu đồng để 51 chủ cơ sở chuyển đổi nghề khác; hỗ trợ những người lao động thường xuyên 10,590 triệu đồng/người và lao động không thường xuyên là 5,295 triệu đồng/người. Tính đến ngày 20.2, lực lượng chức năng mới tháo dỡ 6/115 ống lò trên địa bàn.
Ông Sách khẳng định các cơ sở trên do xây dựng trái phép nên mức hỗ trợ của chính quyền đã thấu tình đạt lý. Nếu cơ sở nào không chấp hành thì chính quyền sẽ lập biên bản xử phạt, cưỡng chế.
Bình luận (0)