Theo UBND TP.Hải Phòng, tuyến đường vào và Khu Bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ do UBND H.Thủy Nguyên làm chủ đầu tư, với tổng số tiền 362,5 tỉ đồng từ ngân sách thành phố. Toàn bộ dự án được thực hiện trong vòng 5 tháng.
Khu Bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ có diện tích khoảng 3 ha, cổng chính rộng 22 m kết cấu bằng 4 trụ bê tông cốt thép, hệ thống tường bao, nhà đón tiếp, trưng bày, giới thiệu hiện vật có diện tích 360 mm2, nhà mái che khu bảo tồn tại chỗ rộng 2.040 m2.
Ngoài ra, Khu Bảo tồn còn có hệ thống sân vườn, thảm cỏ, cây xanh, vườn lim, vườn na, hệ thống chiếu sáng cùng các tiện ích khác như nhà vệ sinh, nhà bảo vệ…
Tại khu bảo tồn,
18 cọc gỗ được mở, xây kè bằng sỏi cuội, chống thấm, ngâm nước. Các cọc còn lại được bảo tồn theo cách lấp đất và phỏng dựng cọc gỗ thay thế lộ thiên, phục vụ khách tham quan.
Tại khu bảo tồn, 18 cọc gỗ được mở, xây kè bằng sỏi cuội, chống thấm, ngâm nước
|
Tuyến đường vào khu bãi cọc Cao Quỳ có chiều dài 3,488 km, nối QL10 với khu vực bãi cọc Cao Quỳ. Bãi đỗ xe rộng 1 ha. Dọc tuyến đường còn bố trí hệ thống điện chiếu sáng, trồng cây xanh bóng mát như xà cừ, đa, bồ đề.
Trong lễ khánh thành, UBND TP.Hải Phòng đã trao bằng công nhận bãi cọc Cao Quỳ là di tích cấp thành phố.
Như Thanh Niên đã đưa tin, ngày 1.10.2019, trong quá trình đào vườn thuộc cánh đồng Cao Quỳ, ông Nguyễn Tuân Triệu (ngụ thôn 3, làng Mai Động, xã Liên Khê, H.Thủy Nguyên, Hải Phòng) phát hiện 2 cọc gỗ dài hơn 3 m, đường kính hơn 30 cm.
Người dân cho rằng, đây có thể là cọc gỗ liên quan đến các trận đánh trên sông Bạch Đằng, nên báo cơ quan chức năng. Bộ VH-TT-DL sau đó có quyết định cho khai quật khảo cổ tại nơi phát hiện các cọc gỗ. Sau 2 tháng, đoàn khảo cổ đã khai quật được 27 cọc gỗ tại 3 hố.
Đến ngày 21.12.2019, TP.Hải Phòng phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội nghị công bố kết quả khai quật bước đầu tại bãi cọc vừa phát lộ. Tại hội nghị này, các nhà khoa học đều thống nhất
bãi cọc Cao Quỳ có liên quan đến chiến dịch Bạch Đằng năm 1288 của quân dân nhà Trần với đế quốc Nguyên Mông và đề nghị tiếp tục nghiên cứu, có phương án bảo tồn bãi cọc.
Tháng 5.2020, TP.Hải Phòng đã khởi công dự án Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê, H.Thủy Nguyên) và tuyến đường vào khu vực này.
Cũng trong chiều 13.10, UBND TP.Hải Phòng đã khởi động Dự án đầu tư xây dựng cầu Rào. Đây là cây cầu được đưa vào sử dụng từ năm 1989, xây lại vào năm 1989.
Nhiều năm qua, cầu Rào đảm nhiệm chức năng kết nối trung tâm TP.Hải Phòng với đường tỉnh 353, một trong những cửa ngõ giao thương quan trọng. Hiện nay, cầu Rào đã xuống cấp và không đáp ứng đủ nhu cầu vận tải nên thường xuyên gây ùn tắc giao thông. Chính vì vậy, UBND TP.Hải Phòng đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới cầu Rào vĩnh cửu bằng thép, bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực.
Công trình với cầu chính dài khoảng 456,5 m, rộng 30,5 m gồm 3 vòm thép và 6 nhịp dẫn bằng dầm bản rỗng. Cầu có quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp, dải phân cách, dải an toàn, vỉa hè hai bên.
Các cầu nhánh phía đường Lạch Tray gồm 2 nhánh rẽ lên xuống, kết cấu dầm bản bê tông cốt thép, dạng hoa thị đơn trộn dòng. Cầu nhánh kết nối với nút giao tầng 1 tạo thành nút giao hình xuyến để đi các đường Ngô Gia Tự, Thiên Lôi, 353 và Lạch Tray. Dự án còn xây dựng công viên cảnh quan 2 đầu cầu.
Tổng mức đồng tư dự án là hơn 2.265 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố. Trong đó, chi phí xây dựng hơn 1.100 tỉ đồng. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2022.
|
Bình luận (0)