Nhà máy có tổng vốn đầu tư 500 tỉ đồng, công suất thiết kế giai đoạn đầu 2.000 máy kéo/năm, 3.000 bộ thiết bị canh tác và 1.000 máy gặt đập liên hợp. Sản phẩm được kiểm soát bằng hệ thống quản lý chất lượng ISO - TS16949.
Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco, cho biết nhà máy được chuyển giao công nghệ từ Tập đoàn LS Mtron - hãng sản xuất máy nông nghiệp lớn nhất Hàn Quốc, thị phần 40% ở Hàn Quốc và có nhà máy ở Brazil, Trung Quốc…, cung cấp máy kéo cho trên 40 quốc gia.
tin liên quan
Kỹ sư bỏ phố về quê chế tạo máy nông nghiệpThaco đặt mục tiêu từng bước làm chủ công nghệ sản xuất, tạo ra các sản phẩm máy kéo chất lượng cao, phù hợp với địa hình và điều kiện canh tác của từng vùng miền tại VN. Sản phẩm máy kéo đạt 7% thị phần trong nước vào năm 2018 (500 máy kéo) và 38% thị phần vào năm 2026 (2.100 máy kéo). Ngoài ra, Thaco sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển thêm các loại máy nông nghiệp khác để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang Lào, Campuchia, Philippines, Myanmar, Indonesia và các thị trường trong hệ thống kinh doanh của đối tác LS Mtron.
Năm 2018, Thaco tiếp tục đẩy mạnh đầu tư nhằm thực hiện chiến lược sản xuất, lắp ráp đầy đủ các loại ô tô với tỷ lệ nội địa hóa đạt đến 40%. Đồng thời, phát triển khu phức hợp Chu Lai - Trường Hải trở thành khu công nghiệp cơ khí đa dụng và ô tô theo hướng hiện đại, có đủ năng lực cạnh tranh mang tầm khu vực ASEAN.
Bình luận (0)