Theo Tổng lãnh sự Mỹ, trong một thế giới kết nối toàn cầu như hiện nay, nguy cơ dịch bệnh có thể lan nhanh hơn và khó đoán hơn bao giờ hết. Việt Nam được đánh giá nằm trong khu vực có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm mới nổi. Vì vậy, cần phải đảm bảo Việt Nam có khả năng ứng phó nhanh chóng và hiệu quả với dịch bệnh.
tin liên quan
Người dân lo ngại về tiêm chủngMạng lưới EOC rất quan trọng trong việc kiểm soát, ứng phó các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam và cho phép Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên đầy đủ của cộng đồng Quốc tế trong việc theo dõi các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và ngăn chặn sự lây lan của chúng.
“Bộ Y tế Việt Nam hiện đã cam kết tham gia Chương trình An ninh Y tế toàn cầu (GHSA). Trong GHSA, Việt Nam đã thể hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng Quốc tế, cũng như cam kết của chúng tôi trong việc thực hiện các quy định về sức khỏe quốc tế (của WHO) mà Việt Nam là một trong những Quốc gia thành viên”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phát biểu.
Trong khi đó, Tổng lãnh sự Mỹ Tarnowka khẳng định: “Hệ thống EOC là một trong những thành quả tiêu biểu của 25 năm hợp tác chặt chẽ giữa hai chính phủ Việt Nam và Mỹ. Quan hệ đối tác tốt đẹp để xây dựng nền tảng cho sự hợp tác trong lĩnh vực y tế và môi trường, khoa học và công nghệ, quốc phòng và an ninh. Quan hệ đối tác này sẽ bảo vệ sức khỏe cho người dân Việt Nam cũng như công dân toàn thế giới khỏi nguy cơ lây lan những dịch bệnh nguy hiểm”.
Mạng lưới EOC tại Việt Nam hiện bao gồm Trung tâm EOC trung ương tại Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và 4 trung tâm EOC khu vực tại Viện vệ sinh dịch tễ trung ương ở Hà Nội, Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk), Viện Pasteur TP.HCM và Viện Pasteur Nha Trang (Khánh Hòa).
Bình luận (0)