|
Các thân đập, hồ chứa nước cũng cạn dần. Xã Khánh Hiệp có 55 ha ruộng bị bỏ hoang vì không đủ nước để gieo cấy. Già làng Cao Mà Nâng ở thôn Giọng Cạo, xã Khánh Thành, than thở: “Mấy năm trước, mùa này mưa dông dày lắm. Nhưng trời năm nay rất lạ, từ đầu năm đến giờ mưa cứ lất phất, rời rạc, tan rất nhanh. Đất đành bỏ hoang, kiểu này dân làng mình lại đói đây”.
Nắng hạn, mất mùa liên tiếp nên đồng bào phải tìm đủ cách để kiếm sống. Từ làm thuê đến hái măng, hái đót, chặt song mây hay lượm trái xay, trái ươi, đốt ong lấy mật.
Đến tháng 8, tổng diện tích gieo trồng hàng năm của huyện giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Toàn huyện có 481 ha cây trồng bị thiệt hại khoảng 70%; 493 ha cây trồng bị ảnh hưởng nắng hạn, thiệt hại từ 30 đến 70%. Nắng hạn còn làm cho năng suất bị giảm theo. Tổng sản lượng lương thực đến tháng 8 chỉ đạt 1.933 tấn, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.
Để khắc phục khó khăn do nắng hạn, UBND tỉnh Khánh Hòa đã hỗ trợ trên 1 tỉ đồng cho Khánh Vĩnh. Ngoài ra, trong tháng 7, H.Khánh Vĩnh đã cấp gạo cứu đói cho 2.065 hộ với 5.655 nhân khẩu.
Ông Lê Văn Hoa, phó chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh, cho biết: “Huyện đã chỉ đạo ngành chức năng và chính quyền các địa phương vận động bà con tăng cường chống hạn, bơm tưới nước cứu lúa. Huyện đã kiến nghị tỉnh đầu tư xây dựng trạm bơm Ba Cẳng (thuộc xã Khánh Hiệp) để góp phần chống hạn về lâu dài, phát huy tối đa khả năng tưới tiêu, đưa 40 ha ruộng khu vực này sản xuất 2 vụ đến 3 vụ/năm. Tại buổi làm việc với huyện Khánh Vĩnh mới đây, ông Trần Sơn Hải, phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã chấp thuận đề nghị của huyện. Đến nay Sở NN-PTNT đã tiến hành khảo sát thực tế làm cơ sở đầu tư xây dựng trạm bơm này.
Kim Oanh
>> Bình Định bị khô hạn nghiêm trọng
>> Sống trong vùng khô hạn
>> Đắk Lắk đối mặt với khô hạn
>> Miền Trung tiếp tục khô hạn gay gắt
Bình luận (0)