• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Khát vọng bảo tồn nghề dệt, La Phạm mang thổ cẩm tham gia “Bước chân di sản”

27/10/2022 22:00 GMT+7

Bộ sưu tập tuyệt đẹp của NTK Phạm Ngọc Anh – thời trang La Phạm trên sàn diễn “Bước chân di sản” đã khiến nhiều khách mời dự show ngạc nhiên, thích thú. Tuy nhiên, không mấy người biết rằng một phần của những bộ trang phục có thiết kế thổ cẩm lạ mắt, cuốn hút ấy lại được làm từ thời trang tái chế, trong khuôn khổ vì mục tiêu phát triển thời trang bền vững.

Chia sẻ với phóng viên, NTK Phạm Ngọc Anh cho biết: “Để xây dựng bộ sưu tập này, Bên mình đã phải thu mua khá nhiều trang phục của bà con dân tộc vùng cao. Sau đó mang về giặt thật sạch và tách ra những miếng thổ cẩm thật đẹp, thật trọn vẹn để trang trí lên các sản phẩm thời trang mới. Có những mảng thổ cẩm có thể để nguyên nhưng có những mảng phải phục chế, gia công thêm vào (do cũ hoặc không phù hợp với mỹ thuật chung của thiết kế)...

Để tạo ra những sản phảm khác biệt, NTK phải dụng công và phải rất hiểu thị hiếu. Sản phẩm ra đời không chỉ thỏa mãn đam mê thiết kế mà còn cần có tính ứng dụng cao trong cuộc sống.

Một sản phẩm đẹp là sản phẩm đạt được sự hài hòa tổng thể.

Công đoạn này rất mất công. Mình sẽ phải nghĩ mảng thổ cẩm này dùng để làm gì và phối ở đâu. Cách làm này sẽ khiến cho không có miếng thổ cẩm nào giống miếng thổ cẩm nào từ cả kích cỡ, họa tiết lẫn màu sắc. Điều đó cũng có nghĩa mỗi thiết kế là độc nhất, không thiết kế nào giống thiết kế nào”.

Mỗi họa tiết thổ cẩm là một nguồn gốc, ý nghĩa, câu chuyện văn hóa, NTK phải dành đủ thời gian để tạo nên một câu chuyện hoàn chỉnh trên trang phục mới có thể thuyết phục được khách hàng.

Được chắt lọc từ những trang phục cũ của bà con dân tộc và tái chế lại theo mục đích sử dụng mới nên mỗi trang phục là một thiết kế, mẫu mã độc nhất

Trên nền vải denim hiện đại, mạnh mẽ, đậm chất Âu – Mỹ (và một số sản phẩm vải nhung) của những chiếc áo khoác, áo giả váy, quần jeans, blazer cách điệu và cả những chiếc áo dài cách tân khỏe khoắn… là những mảng miếng mang họa tiết thổ cẩm mộc mạc, chân phương.

Thổ cẩm được lựa chọn như những mảng họa tiết để trang trí và làm điểm nhấn cho trang phục khiến cho sản phẩm rất bắt mắt.

Mỗi bước di chuyển của người mẫu là mỗi sự háo hức khám phá của khán giả dự show. Ngắm nhìn những trang phục có thiết kế độc đáo, được trình diễn bởi cả người mẫu Việt Nam lẫn người mẫu nước ngoài, dường như tất cả các khách mời đều cảm nhận được thông điệp mà NTK Ngọc Anh muốn mang lại. Đó là sự giao hòa, đan cài nhịp nhàng giữa hiện đại và truyền thống, giữa văn hóa Âu – Mỹ và văn hóa Á đông…

Được khâu, đắp một cách tinh tế và giàu tính mỹ thuật bởi những đôi bàn tay khéo léo của những người thợ may lành nghề, những mảng, miếng thổ cẩm trên các trang phục của NTK Phạm Ngọc Anh tựa như những điểm sáng thu hút sự chú ý của người ngắm nhìn.

Bộ trang phục kết hợp với túi cỏ cũng được trang trí bằng thổ cẩm.

“Đây là kỹ thuật upcycling tức là từ những đồ cũ tạo thành những đồ mới. Để có thể upcycling sản phẩm không hề dễ, thậm chí khá khó. Nó đòi hỏi nhiều công sức lẫn chất xám hơn là mua nguyên liệu sẵn về chỉ việc cắt ra và may theo ý tưởng. Tuy nhiên nếu làm được thì rất quý và hấp dẫn – với cả người tạo ra sản phẩm và người mặc sản phẩm. Bởi trước hết là vì nó ít, hiếm...

... (Nguồn nguyên liệu, mẫu hay sản phẩm của người dân tộc thường sản xuất thủ công trên những công cụ dệt,may, nhuộm rất thô sơ nên số lượng không nhiều). Tiếp theo là do nét hoa văn đặc trưng của từng dân tộc ở từng vùng miền khác nhau.

Một số sản phẩm khác của La Phạm có sử dụng thổ cẩm làm điểm nhấn trang trí.

Mỗi một mẫu hoa văn, họa tiết hay cách thức sắp xếp trang phục, phối kết sự kiện là mỗi kho tàng văn hóa khác nhau cần khám phá. Đôi khi công việc của một NTK không chỉ tạo ra những xu hướng mới mà còn là làm sống lại những nét đẹp cũ. Tôi và La Phạm khao khát điều ấy…” NTK Phạm Ngọc Anh cho biết.

Thổ cẩm phối với vải nhung.

Để có thể hiểu và dụng công tốt tính năng của thổ cẩm, NTK Ngọc Anh đã đi đến rất nhiều vùng miền của Việt Nam để tìm hiểu về kỹ thuật sản xuất thời trang truyền thống.

Theo đuổi mục tiêu thời trang bền vững, nỗ lực tạo ra những sản phẩm thời trang xanh thực sự, NTK La Phạm đã rong ruổi qua rất nhiều vùng miền của Việt Nam để tìm hiểu về các trang phục địa phương. Chị nghiên cứu khá kỹ về kỹ thuật dệt, nhuộm vải của bà con.

Theo đuổi mục tiêu phát triển thời trang bền vững, NTK Phạm Ngọc Anh dành nhiều thời gian để dạy bà con dân tộc về sản xuất thời trang, tạo ra những sản phẩm thời trang.

Chị nói: “ Sản xuất thủ công truyền thống mất rất nhiều thời gian nhưng đổi lại nó lại tạo ra những sản phẩm thời trang rất phù hợp với sức khỏe của con người và không làm ảnh hưởng đến môi sinh. Điều này rất cần được gìn giữ và nhân rộng…”

NTK Phạm Ngọc Anh và các người mẫu trong show diễn

“Không chỉ là upcycling với thổ cẩm như ở BST này, ở các BST sắp tới La Phạm sẽ thử nghiệm thiết kế mới với thổ cẩm của người Lô Lô, Tày, Nùng và Ê-đê, khai thác nét đẹp đặc trưng của các tộc người thiểu số. Ngoài ra thì các loại thổ cẩm dệt tay của người Thái và vẽ sáp ong của người H’mong Hòa Bình cũng sẽ được mang ra trình diễn – trong một diện mạo thiết kế được cải biến hơn, bớt… “tộc” hơn nhằm đạt được tính ứng dụng cao hơn…

Các khách mời của thương hiệu cũng sử dụng các trang phục của thương hiệu để ủng hộ mục tiêu phát triển thời trang bền vững.

Cùng với BST denim phối với thổ cẩm được trình diễn ở “Bước chân di sản” vừa qua La Phạm cũng xây dựng tiếp 2 BST khác trên chất liệu nhung ren để trình diễn ở Thụy Sĩ và Hy Lạp. Mặc dù có sự pha phối với vẻ đẹp văn hóa, nghệ thuật của các nước song cảm hứng sáng tạo chính vẫn dựa trên nền tảng văn hóa, thời trang của các dân tộc Việt Nam”… NTK Phạm Ngọc Anh chia sẻ thêm.
Nguồn ảnh: NVCC

Top
Top