Tiết kiệm điện thành thói quen: Những chuyện hay tôi kể

Khi cả tổ dân phố cùng đồng lòng

Với quan điểm tiết kiệm điện là ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng và xã hội nên bản thân tôi và những người dân trong tổ dân phố P.Hòa Thuận Đông (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) luôn nêu cao tinh thần chung tay tiết kiệm điện, tạo ra sự lan tỏa tích cực, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại.

Tiết kiệm năng lượng luôn có trong ý thức cho tới những hành động nhỏ nhất của người dân ở tổ dân phố P.Hòa Thuận Đông. Mọi người vẫn hay thường tự bảo nhau cùng cố gắng xây dựng một cộng đồng văn hóa và biết cách sử dụng điện một cách hợp lý.

Hằng ngày, các bà thường rủ nhau ra ghế ngoài ngõ ngồi nói chuyện vào mỗi buổi sáng khi trời bắt đầu lên cũng như những buổi chiều tàn. Ngoài việc thích hưởng “gió trời hơn gió điều hòa”, những người dân trong tổ dân phố P.Hòa Thuận Đông còn luôn biết cách tiết kiệm bằng những phương pháp cơ bản nhất, hữu ích nhất.

Khi cả tổ dân phố cùng đồng lòng- Ảnh 1.

Nhiều hộ gia đình chọn cách trồng nhiều cây xanh để giúp căn nhà mát mẻ hơn

Khi cả tổ dân phố cùng đồng lòng- Ảnh 2.

Các cô trong tổ dân phố sau khi tập thể dục thì ngồi uống cà phê bên ngoài

TGCC

Các chú nói đi câu cá vào mỗi buổi sáng, vừa bồi dưỡng tính kiên nhẫn, vừa hóng mát và còn tận hưởng được hết không khí đất trời Đà Nẵng. Còn các bác, các cô luôn tìm và chọn cho mình những không gian thoáng đãng, mát mẻ nhất để nhâm nhi cà phê, tám chuyện hàng ngày. Nhiều hộ gia đình chọn cách trồng nhiều cây xanh và sử dụng mái nhà xanh để giúp căn nhà mát mẻ hơn.

Không những thế, trong chính gia đình tôi, việc rèn giũa và củng cố ý thức cho các thành viên luôn thực hiện rất nghiêm chỉnh việc sử dụng điện, theo nguyên tắc 4 đúng:

Đúng lúc: Sử dụng điện vào thời điểm phù hợp, tránh lãng phí điện năng. Điều này giúp gia đình tôi giảm thiểu tiền điện vào những khung giờ cao điểm và cũng góp phần làm giảm áp lực lên lưới điện, đảm bảo an toàn cung cấp điện. Tắt nguồn điện khi không thực sự cần thiết

Đúng chỗ: Nhằm hạn chế tối đa lượng điện tiêu thụ, gia đình tôi chọn cách giải quyết khác bằng cách giảm thiểu những thiết bị vào những khu vực không cần thiết. Điều này không chỉ giúp giảm tiền điện mà còn có khả năng giảm lượng khí thải, bảo vệ môi trường sống. Tận dụng ánh sáng mặt trời những nơi có thể chiếu sáng để phục vụ nhu cầu học tập, làm việc mà không nhất thiết phải dùng tới đèn học.

Đúng cách: Giặt quần áo vào giờ thấp điểm (12 giờ trưa - 2 giờ chiều hoặc từ 10 giờ tối - 6 giờ sáng). Ngoài ra, sử dụng bóng đèn tiết kiệm hay sử dụng năng lượng mặt trời cũng góp phần nào vào việc cải thiện chất lượng sống của gia đình tôi. Phơi quần áo bằng ánh nắng tự nhiên thay vì sử dụng thiết bị sấy.

Khi cả tổ dân phố cùng đồng lòng- Ảnh 3.

Tắt nguồn điện khi không thực sự cần thiết

Khi cả tổ dân phố cùng đồng lòng- Ảnh 4.

Tận dụng ánh sáng mặt trời những nơi có thể chiếu sáng để phục vụ nhu cầu học tập, làm việc mà không nhất thiết phải dùng tới đèn học

Đúng nhu cầu: Chỉ sử dụng điện cho những mục đích thực sự cần thiết. Gia đình tôi chọn cách lên danh sách sử dụng để tùy chỉnh theo nhu cầu và mục đích hàng tháng nhằm tối ưu hóa lượng điện. Sử dụng quạt máy thay vì điều hòa, không lạm dụng quá nhiều.

Với quy tắc 4 đúng trên, gia đình tôi đã và đang thực hiện rất hiệu quả. Số tiền điện cũng vì thế mà đã giảm đáng kể so với năm 2023 (trung bình các tháng chỉ chênh lệch từ 5-7%).

Ngoài ra, Giờ Trái đất được tổ chức hàng năm cũng là một trong những chương trình mà mỗi công dân Việt Nam có dịp hưởng ứng mạnh mẽ. Chỉ mong rằng ngoài ngày ấy ra, mỗi chúng ta vẫn sẽ đóng góp một ý thức nhỏ vào công cuộc lớn của đất nước.

Khi cả tổ dân phố cùng đồng lòng- Ảnh 5.

Sử dụng quạt máy, mở cửa số tự nhiên thay vì dùng điều hòa và tránh lạm dụng quá nhiều

TGCC

Mỗi cá nhân, mỗi gia đình sẽ cùng nhau cố gắng “trân trọng” những nguồn điện dù là nhỏ nhoi nhất, để từ những cái nhỏ nhoi ấy sẽ hình thành nên một điều có ý nghĩa to lớn dành cho chính chúng ta “của tương lai”.

Mỗi công tắc được tắt đi khi không cần thiết, mỗi suy nghĩ đúng đắn ghim sâu vào tiềm thức sẽ trở thành một “thói quen vĩ đại” hình thành nên cốt cách con người và hình thành nên cả một xã hội văn minh, môi trường sạch đẹp.

Mong sao câu khẩu hiệu “Chung tay tiết kiệm, vạn nhà sáng điện” sẽ chạm được tới được trái tim mọi người.

Cuộc thi viết Tiết kiệm điện thành thói quen lần 2 là nơi để độc giả chia sẻ các câu chuyện hay, sáng kiến mới, phương thức tiết kiệm điện hiệu quả, đã được chứng minh từ thực tế của các hộ gia đình, cơ quan công sở, doanh nghiệp... để mọi người cùng tham khảo, thực hiện.

Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng 100 triệu đồng, kéo dài đến hết ngày 10.7.2024.

Độc giả có thể gửi bài dự thi về địa chỉ: [email protected] hoặc đường bưu điện, gởi về tòa soạn Báo Thanh Niên (268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM). Ghi rõ: Bài viết tham dự cuộc thi Tiết kiệm điện thành thói quen. Thể lệ chi tiết được đăng tải trên thanhnien.vn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.