Ở giai đoạn bắt đầu phát triển và nhất là giai đoạn tăng trưởng nhanh, trẻ em và thanh thiếu niên cần thêm bữa ăn phụ để đảm bảo nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng thiết yếu hằng ngày. Thử thách đặt ra là khả năng thiết kế bữa ăn phụ hoàn hảo cho trẻ.
Vì sao trẻ em và thanh thiếu niên cần thêm bữa phụ?
Ở trẻ em, thể tích dạ dày rất nhỏ và sẽ lớn theo tuổi. Cùng một lúc, ta không thể đưa vào người trẻ một lượng lớn thức ăn nhiều hơn thể tích dạ dày trẻ mà phải chia thành nhiều bữa nhỏ. Có thể tăng lượng thức ăn dần dần mỗi 3-4 tuần sao cho vừa sức với trẻ. Chú ý không nên ép ăn, trẻ sẽ bị nôn ói hoặc bội thực không tiêu.
Đến giai đoạn vị thành niên, ngoài nhu cầu năng lượng, cơ thể còn cần nhu cầu dinh dưỡng rất cao, vừa để phát triển cơ thể, vừa để đáp ứng nhu cầu hoạt động, học tập, vui chơi, thể thao mạnh mẽ và liên tục ở trẻ. Thêm nữa, trẻ không chỉ cần ăn đủ để sống mà còn phải ăn nhiều hơn, dự trữ để theo con phát triển đường dài về chiều cao, cân nặng, hệ xương, cơ bắp, khối mỡ,…Nếu chỉ ăn 3 bữa chính sẽ không thể nào cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Vì vậy, trẻ vị thành niên cần có thêm những bữa ăn phụ bên cạnh 3 bữa chính.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, ngoài việc nhiều gia đình chưa có thói quen bổ sung bữa phụ cho trẻ, thì việc thiết kế bữa ăn phụ chất lượng, giàu dinh dưỡng, lành mạnh cũng là một thách thức với các bậc phụ huynh.
Khi nào thì phải ăn bữa phụ?
Trẻ vị thành niên cần ăn mỗi 2-3 giờ để cung cấp cho đường huyết và nhu cầu cơ thể. Nên xen kẽ một bữa chính rồi 1 bữa phụ rồi một bữa chính khác, hoặc cũng có thể xen 2 bữa phụ giữa 2 bữa chính nếu không sắp xếp được thời gian ăn uống (do học thêm…). Bữa chính trẻ cần được ăn đủ 4 nhóm thực phẩm còn bữa phụ thì không nhất thiết phải đủ 4 nhóm mà chỉ cần lựa chọn một vài loại thức ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng, dễ chế biến và phù hợp gu ăn uống, thói quen và điều kiện gia đình.
Bữa ăn đầu tiên trong ngày nên bắt đầu sau khi thức dậy khoảng 30 phút. Bữa ăn sáng tốt nhất cần cung cấp năng lượng vừa đủ nhưng đảm bảo dưỡng chất, nhất là nguồn đạm thực vật lành mạnh. Lưu ý hiện nay, bữa ăn sáng của trẻ thường chỉ đảm bảo về mặt năng lượng (xôi, bánh mỳ, mỳ gói…) mà ít quan tâm đến hàm lượng dinh dưỡng.
Đối với trẻ em, tổng lượng thức ăn trong ngày mới là điều cần đảm bảo do liên quan nhiều đến yếu tố khó điều chỉnh như khẩu vị và thói quen ăn uống của bé. Dễ thấy nhất, nếu trong 3 bữa chính, nếu gặp món ăn không hợp khẩu vị lắm, trẻ lười ăn thịt, cá, trứng... thậm chí bỏ ăn, cần cho trẻ ăn hoặc uống bù thêm bột đạm (protein) hoặc các món phụ lành mạnh khác (đủ năng lượng nhưng không quên kiểm tra chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng).
Lựa chọn thực phẩm nào cho một bữa phụ hoàn hảo?
Đã đến lúc, phụ huynh nên từ bỏ quan niệm bữa ăn phụ của trẻ chỉ là ly nước ngọt, gói snack, kẹo hay vài múi quýt vì chúng không cung cấp đủ năng lượng và chất cần thiết cho trẻ. Chưa kể đến việc con trẻ ăn vô độ suốt ngày sẽ có cảm giác “ no ngang “ dẫn đến chuyện không ăn đủ số lượng cần thiết trong bữa ăn chính hoặc tình trạng dư năng lượng nhưng không đủ dưỡng chất.
Các loại trái cây tươi, sữa chua, kem, bánh qui, pho mai, đậu hũ nước đường, ly sữa đậu nành… là những món ăn “phụ“ phổ biến với trẻ em, thanh thiếu niên. Tuy nhiên, khuyến khích trẻ dùng bữa phụ giàu đạm (protein) lành mạnh vừa bổ sung năng lượng hợp lý lại giàu dưỡng chất, hạn chế nguy cơ tim mạch.
Cụ thể, đối với 3 bữa ăn chính, trẻ em cần ăn khoảng 30g-50g thực phẩm giàu đạm/bữa ăn và cân đối giữa 2/3 đạm động vật và 1/3 đạm thực vật. Thanh thiếu niên cần ăn khoảng 50g-100g thực phẩm giàu đạm/ bữa ăn và cũng cân đối giữa ½ đạm động vật và ½ đạm thực vật.
Trong các loại đạm thực vật, đạm đậu nành là loại đạm được nhiều tổ chức tim mạch khuyên dùng vì hạn chế tối thiểu chất béo bão hòa, cholesterol xấu. Đạm đậu nành còn chứa nhiều loại dưỡng chất thực vật tốt cho sức khỏe toàn diện. Nên dùng loại bột đạm đậu nành phân lập (không bị đột biến gen GMO), được trồng trên các trang trại hữu cơ sạch, giàu hàm lượng đạm chất lượng cao. Lưu ý đa dạng hóa trong cách chế biến để tăng sự yêu thích thưởng thức ở trẻ, nâng cao gu ẩm thực và xây dựng thói quen thực hành dinh dưỡng lành mạnh trong từng bữa ăn hằng ngày. Ví dụ như pha thêm hương vị sô-cô-la hoặc pha cùng trái cây, sữa khi chế biến các món ngon với bột đậu nành.
Bột đạm đậu nành được đánh giá cao không chỉ ở mặt lợi ích sức khỏe mà còn có ưu thế về hàm lượng đạm:
TRỌNG LƯỢNG THÀNH PHẨM |
HÀM LƯỢNG PROTEIN |
2 MUỖNG bột Protein sô-cô-la (24g) chứa 10G HÀM LƯỢNG PROTEIN |
100g sữa nguyên kem |
3.3g |
|
100g sữa không kem |
3.4g |
|
100g sữa chua ít béo |
4.8g |
|
THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE NUTRILITE PROTEIN POWDER– VỊ SÔ CÔ LA
Sản phẩm đi từ nguồn đậu nành phân lập được sản xuất, bảo quản và kiểm soát từ khâu chọn hạt giống đến khâu thành phẩm, nhằm giảm thiểu các hạt đậu nành biến đổi gen.
• Hướng dẫn sử dụng:
Công dụng:
Sản phẩm cung cấp năng lượng chủ yếu từ đạm đậu nành, hỗ trợ xây dựng và tái tạo cơ bắp, giúp duy trì sức khỏe.
Bổ sung cho chế độ ăn ít đạm.
Cách sử dụng: Pha 2 muỗng đầy protein (24,2g) vào 200ml nước hoặc nước trái cây tùy thích. Khuấy cho đến khi hỗn hợp tan đều với nhau.
Đối tượng sử dụng: Sản phẩm thích hợp cho người từ 3 tuổi trở lên.
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Nhập khẩu và chịu trách nhiệm bởi công ty TNHH Amway Việt Nam – Lô 230 KCN Amata, Long Bình, Tp. Biên Hò, Đồng Nai. Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1437/2015/XNQC – ATTP ngày 18-8-2015. Điện thoại: 1900 1850.
|
Bình luận (0)