Khi con trẻ ‘ngược dòng’ - Phụ huynh nên phản ứng ra sao?

20/04/2021 08:05 GMT+7

Tôi không đánh giá cao những điều con làm giống như bạn bè mà đặc biệt chú ý đến những hành động khác biệt của bé. Nếu điều khác biệt đó hợp lý, tôi ra sức bảo vệ, nâng đỡ…

Con tôi luôn bị “vướng” môn tập làm văn dù cháu thích đọc sách văn học thiếu nhi cũng như dành thời gian khá nhiều cho môn học này.
Năm học lớp 5, con trai bắt đầu có dấu hiệu “xuống dốc” môn Văn và mẹ cháu có phần trách tôi về cách hướng dẫn con. Bởi, tôi luôn nói với mẹ cháu, cách của tôi là chỉ gợi ý, không áp đặt con vì ép con học là chuyện tôi hoàn toàn không muốn. Tôi chọn cách thăm dò xem con thích học môn gì, học như thế nào… để gợi cho con cách học phù hợp.
Học kỳ I năm lớp 5, con chỉ đạt 5,5 điểm Văn. Tôi có phần hoang mang khi biết con thuộc nhóm học sinh có điểm số môn Văn thấp nhất lớp.
Tôi nhẹ nhàng hỏi con nguyên nhân điểm văn thấp, cháu trả lời: “Con thích viết đúng những gì mình nghĩ, trong khi cô giáo hay nói con viết… không đủ, không đúng ý. Ví dụ, bài văn mẫu cô hướng dẫn “Em sẽ nỗ lực học tập, mai này góp công xây dựng đất nước”. Con không biết sau này có làm nổi không, nên con không viết như vậy. Con chỉ viết “Sau này con học nghề chế tạo máy móc. Con sẽ học tốt để về quê mở một cái xưởng, cùng các chú và những người hàng xóm làm việc, các chú không bị thất nghiệp, tụ tập uống bia, hát karaoke hoài như lần nào về thăm ông nội con cũng thấy…”.
Từ chuyện trên, tôi biết con trai lúng túng khi viết lên cảm xúc thật của mình. Bởi cháu viết những gì mình nghĩ, không quá quan tâm đến nội dung những bài văn mẫu. Đọc một số bài văn của con, cô bạn cũ của tôi hiện là giáo viên tiểu học nhận định, có thể con trai tôi mất tự tin sau những lần bị điểm kém môn Văn. Nếu cháu gặp phải giáo viên biết khơi gợi thì sẽ tốt dần, thậm chí sẽ viết văn giỏi nhờ khả năng hành văn logic, tư duy sáng tạo.
Mới đây con trai báo với tôi sẽ ngừng mua định kỳ tờ báo dành cho nhi đồng vì sau thời gian dài đăng ký mua báo hằng tuần, con cảm thấy nội dung báo “không có gì hay”. Con thích đọc truyện tranh nước ngoài, truyện cổ tích Việt Nam và khoa học viễn tưởng. Cân nhắc kỹ, tôi đồng ý với chọn lựa của con và dành thời gian mỗi cuối tuần cùng con đi nhà sách. Việc con đề nghị ngừng đăng ký mua báo gây rắc rối nhỏ cho thi đua của lớp, bởi ai cũng đăng ký, trừ thằng bé. Tuy nhiên, tôi ủng hộ việc này.
Mỗi học kỳ nhà trường đều tổ chức cho học sinh đi chơi. Chuyện này cậu bé cũng lại có suy nghĩ riêng và tuần trước cháu nói: “Sao kỳ quá, hai-ba đợt liên tục, trường cứ tổ chức đi chơi những chỗ đã đi. Lần này không đi nha ba!”. Tôi hỏi, ngày các bạn đi chơi, con suy nghĩ xem, ở nhà sẽ làm gì, thì cháu do dự. Sáng hôm sau, cháu đưa tờ thông báo của trường và nhờ tôi ký vào ô phụ huynh xác nhận học sinh không tham dự chuyến đi chơi, đồng thời cháu mạnh dạn đề xuất, ở nhà sẽ dọn dẹp, chọn những bộ đồ chơi cũ để tặng em họ ở quê và dành thời gian đọc các tập truyện tranh mới.
Mẹ cháu vẫn thường cảm thấy sốc khi con có một số suy nghĩ, quyết định “lạ kỳ”, nhưng tôi cho rằng, cần tôn trọng suy nghĩ, quyết định của trẻ. Trẻ cần có tư duy độc lập và cha mẹ cần giúp trẻ hình thành thói quen đó. Cần tìm, tạo cho trẻ môi trường phù hợp để con phát huy khả năng sáng tạo.
Trong lần dự một cuộc hội thảo về chủ đề giáo dục khai phóng tại TP.HCM mới đây, tôi có dịp trò chuyện cùng cô Ngọc Lan (Hiệu trưởng Trường Quốc tế Nam Mỹ - UTS), tôi ấn tượng với chia sẻ của cô Lan rằng, UTS tôn trọng sự khác biệt trong mỗi đứa trẻ. Trong mỗi bài giảng, giáo viên luôn là người gợi mở, để các con là người tự tìm ra câu trả lời của bản thân… Sau đó, tôi có tìm hiểu thêm và khá ấn tượng với cách đào tạo của trường này.
Thú thật, tôi có ý định chuyển cho con vào UTS học nhưng còn lấn cấn vì nhà tôi ở khá xa trường.
Tôi không biết chắc con tôi có trở thành nhân tài trong tương lai hay không, nhưng tôi tin chắc một điều, nhân tài đều là những người nghĩ khác, làm khác. Vì vậy, trong bộn bề việc học của con, tôi âm thầm quan sát, hễ thấy một suy nghĩ khác biệt của con là tôi mừng thầm và tìm cách nâng đỡ, gợi mỡ, hướng dẫn thêm cho con. Dù biết, việc này khá “ngược dòng” so với đám đông, kể cả vợ tôi.
Không biết rằng các phụ huynh khác có đồng quan điểm với tôi?
Bài viết nhận được từ anh Văn Tâm (Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS - Ngôi trường liên cấp hiện đại và ưu việt, cung cấp chương trình phổ thông song ngữ và quốc tế từ Lớp 1 đến Lớp 12.
Là thành viên của Hệ thống Giáo dục Văn Lang với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, UTS quan niệm mỗi đứa trẻ đều là một nhân tài sở hữu những tài năng mà một nhà giáo dục tâm huyết luôn tìm thấy.
Và nhà trường theo đuổi sứ mệnh là người đồng hành cùng các em học sinh trên hành trình khai phá tiềm năng của mình.
Thông tin liên hệ:
Hotline: (028) 710 78887
Facebook: https://www.facebook.com/NamMyUTS/
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.