Mới đây, trên tập san sức khỏe Prevention, tiến sĩ, bác sĩ Clare Morrison - cố vấn chuyên môn của hệ thống chăm sóc sức khỏe MedExpress (trụ sở tại Mỹ), cho biết: "Sưng lưỡi có thể do nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau gây ra, nhưng hầu hết trường hợp đều không nghiêm trọng".
Nguyên nhân phổ biến của chứng sưng lưỡi là do kích ứng thức ăn. "Thức ăn cay, nóng, mảnh thức ăn cứng hoặc có góc nhọn cũng có thể gây rách và sưng lưỡi", tiến sĩ Morrison nói.
Bên cạnh đó, chứng trào ngược axit, thiếu vitamin B12 và folate (Vitamin B9) cũng có thể là nguyên nhân. Tình trạng sưng lưỡi vì các lý do trên sẽ tự biến mất sau khi mọi người tập trung cải thiện thói quen ăn uống và vấn đề sức khỏe.
Tuy nhiên, đôi khi sưng lưỡi là dấu hiệu của ung thư lưỡi hoặc một số bệnh bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như giang mai và lậu.
Chuyên gia Morrison khuyến nghị nếu nhận thấy các dấu hiệu như tình trạng sưng tấy diễn ra nhanh bất thường, ngày càng nghiêm trọng và kèm theo đau thắt cổ họng, khó thở, chóng mặt hoặc cảm thấy muốn ngất, thì nên đi khám ngay.
Ngoài ra, nếu tình trạng sưng tấy cứ kéo dài (khoảng 10 ngày hoặc lâu hơn ) mà không thuyên giảm, khiến cơ thể mệt mỏi hoặc sốt, thì bạn cũng nên sớm gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
Bình luận (0)