Khi người ta trẻ: Cái giá của sự chủ quan

06/06/2015 05:36 GMT+7

Tuần đầu tiên, thầy giao đề tài, tôi vẫn đủng đỉnh ung dung, tự nhủ: “Còn đến 3 tuần để hoàn thành bài tiểu luận 30 trang, quá đơn giản”. Tôi không thèm đọc xem thầy yêu cầu những gì. Tất nhiên, tôi dành nhiều thời gian để chơi và làm những thứ linh tinh.

Tuần đầu tiên, thầy giao đề tài, tôi vẫn đủng đỉnh ung dung, tự nhủ: “Còn đến 3 tuần để hoàn thành bài tiểu luận 30 trang, quá đơn giản”. Tôi không thèm đọc xem thầy yêu cầu những gì. Tất nhiên, tôi dành nhiều thời gian để chơi và làm những thứ linh tinh.

Minh họa: Văn NguyễnMinh họa: Văn Nguyễn
Tuần thứ hai và thứ ba, bạn bè rục rịch lên câu hỏi khảo sát thực tế, tôi chẳng quan tâm, lại tự trấn an mình: “Chừng ấy câu hỏi làm nửa ngày là xong, có Google còn lo gì nữa”. Tôi tiếp tục ăn chơi, không từ chối bất cứ buổi hẹn nào.
Tuần thứ tư, cả lớp rộn ràng hỏi nhau về chuyện in ấn, đóng bìa cho đề tài, tôi vẫn chưa có một chữ. Tình trạng cấp bách khiến tôi trở nên bấn loạn, không thể tập trung vào việc.
Ngày cuối cùng, tôi chỉ mới viết được phần mở đầu, những phần còn lại nhờ vào Google trợ giúp nhưng vẫn lạc quan nộp bài: “Đây chỉ là bài tiểu luận nhỏ, làm đại đi, điểm thấp không thành vấn đề”.
Kết quả, tôi bị điểm 0 tròn trĩnh, kéo theo một loạt hậu quả về sau. Tôi bị thầy cảnh cáo vì tội “đạo văn”, truất quyền làm khóa luận ra trường. Điểm số bị kéo xuống, tôi nhận bằng tấm tốt nghiệp trung bình kèm theo hàng loạt cái lắc đầu của nhà tuyển dụng.
Cái giá tôi phải trả cho sự chủ quan của mình quá đắt dù sức học không đến nỗi tệ. Đừng để sự chủ quan cản trở con đường thành công của bạn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.