Nông nghiệp hấp dẫn trẻ
Những năm gần đây, mỗi kỳ hè, nhiều trường học, gia đình ở thành thị đã tự tổ chức cho trẻ dã ngoại bằng những tour vui chơi tham quan nông trại, tập làm nông dân. Những công việc xa lạ như trồng lúa, trồng rau, bắt cá luôn là những trải nghiệm khó quên của trẻ thành thị.
|
Đặc biệt, hiện nay, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ có một loại hình vui chơi thu hút rất đông phụ huynh đưa con đến, đó là những khu trải nghiệm cuộc sống với nhiều nghề nghiệp mô phỏng.
Một trong những khu đông vui nhất là thành phố hướng nghiệp (KizCiti, Q.4, TP.HCM). Ở thành phố hướng nghiệp này, trẻ có thể tập làm phi công, bác sĩ, lính cứu hỏa, kỹ sư ô tô, người mẫu thời trang...
Tuy nhiên, thú vị nhất vẫn là Vườn nông nghiệp Lộc Trời. Ở đây, trẻ được hòa mình vào không gian xanh mát với đồng lúa, vườn hoa; trực tiếp tham gia những khâu làm ra hạt gạo; tìm hiểu về quá trình canh tác lúa.
Trẻ cũng được thử vận hành nhà máy sản xuất gạo an toàn làm ra những hạt gạo trắng ngần. Thiết thực hơn, trẻ còn được tiếp thu những bài học về bảo vệ môi trường, về tầm quan trọng của thực phẩm sạch, an toàn trong cuộc sống hằng ngày.
Giá trị của trải nghiệm thực tế
Khác với những nghề như bác sĩ, kỹ sư chẳng mấy xa lạ, việc trải nghiệm làm nông dân thực sự mang đến cho trẻ thành phố cảm giác mới mẻ, lạ thường. Nhiều cha mẹ cảm thấy hạnh phúc khi nhìn con khỏe mạnh, đổ mồ hôi nhễ nhại chăm chỉ tưới cây, cuốc đất, gieo hạt.
Trẻ em TP.HCM phấn khích làm ruộng tại Vườn nông nghiệp Lộc Trời ở KizCiti
|
Ý nghĩa hơn, sau trải nghiệm, trẻ hiểu được rằng để có chén cơm trong bữa ăn gia đình là cả một quá trình lao động vất vả. Từ những giọt mồ hôi của bác nông dân, của chú kỹ sư nông nghiệp, của những nhà máy chế biến gạo, rồi người buôn bán kinh doanh, hạt gạo mới có thể hiện diện trong nhà mình. “Những trải nghiệm đó thực sự giúp trẻ hiểu nhiều về nghề nông và là những giá trị giáo dục cốt lõi, sâu sắc về giá trị lao động hơn bất cứ bài giảng nào trên lớp”, chị Nguyễn Mai Phương, giáo viên tiểu học ở Q.10, TP.HCM nhận xét.
Một điều thích thú khác, sau một ngày lao động, trẻ đem bịch gạo về cho mẹ với niềm tự hào chính con làm ra. “Bất ngờ nhất với tôi là con ý thức hơn trong ăn uống, quý từng hạt cơm, không bỏ dư thừa, rơi vãi như trước. Lại còn nhắc nhở giúp đỡ em ăn, kể cho em nghe về hạt gạo một cách say sưa như người lớn.
Con cũng yêu cây cối trong nhà hơn, sáng nào cũng giành việc tưới cây của ba. Chuyển biến đó thực sự quý giá, giúp con hình thành nhân cách hiệu quả hơn rất nhiều những lời dạy suông”, anh Trần Tường Hoàng, ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM, chia sẻ.
Truyền cảm hứng cho trẻ
Vườn nông nghiệp là ý tưởng xây dựng của Tập đoàn Lộc Trời (tiền thân là Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang) không đặt nặng mục đích thương mại. Năm 2015, vườn thu hút 98.046 trẻ, chiếm tỷ lệ 44%, tổng số các cháu tham gia KizCiti.
Theo ông Huỳnh Thanh Nhuận, Phó giám đốc ngành lương thực, Tập đoàn Lộc Trời, mục đích của vườn nông nghiệp là hướng đến những giá trị giáo dục cốt lõi, giúp trẻ tìm hiểu ngành sản xuất lúa gạo truyền thống đến quy trình sản xuất lúa gạo bền vững (SRP).
Đây là quy trình kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, truy rõ được nguồn gốc, mang đến sản phẩm gạo thuần, an toàn, bảo vệ sức khỏe trong từng bữa ăn của gia đình.
Vườn nông nghiệp cũng truyền cảm hứng tự hào dân tộc cho trẻ bởi gạo - hạt ngọc trời của Lộc Trời là sản phẩm đầu tiên ở VN đạt danh hiệu top 3 gạo ngon nhất thế giới. Hiện nay, khi xu hướng sử dụng gạo an toàn đang ngày càng được quan tâm hơn, nhiều trường học ở: TP.HCM, Đà Nẵng, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang đã chọn sản phẩm gạo an toàn của Tập đoàn Lộc Trời cho bữa ăn của học sinh.
|
Bình luận (0)