Sức khỏe
Xử phạt công ty chế biến thịt bò khô giả
Ngày 31.7, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 100 triệu đồng đối với bà Trương Thị Hòa (43 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên thương mại Thuận Thành An, trụ sở tại 49 Bùi Thị Xuân, TP.Quảng Ngãi) về hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng; đồng thời tịch thu 14 thùng cạc tông đựng 257 kg thịt heo thành phẩm được bỏ trong bao bì thịt bò khô Thuận Đạt, cùng hàng chục ký bao bì nhãn thịt bò khô Thuận Đạt màu đỏ, chất phụ gia, thịt heo thành phẩm chưa đóng gói vào bao bì, để tiến hành tiêu hủy theo quy định.
Ẩm thực
Làm khô bò tuyệt ngon mà không cần lò nướng
Khô bò là món ngon thường dùng để đãi khách mỗi dịp xuân về. Còn gì tuyệt hơn khi có món ăn vặt này để nhâm nhi trong lúc tán gẫu cùng bè bạn. Nếu bạn đang lo lắng vì không có lò nướng để làm khô bò, hãy cùng vào bếp làm thử công thức độc đáo này nhé.
Ẩm thực
Thèm lắm bột chiên Sài Gòn!
Bột chiên Sài Gòn khởi nguồn chắc chắn từ Chợ Lớn, nơi tập trung đông đảo cộng đồng người Hoa sinh sống. Nhưng "công lớn" phổ biến món ăn này với người Sài Gòn có lẽ là con đường Võ Văn Tần ở quận 03. Tôi còn nhớ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, khi những món ăn chơi còn khan hiếm, thì cả một dãy đường Võ Văn Tần đã nở rộ món bột chiên này. Cũng xuất phát từ những gia đình gốc Hoa, nhưng cách chiên bột đường Võ Văn Tần lại rất khác trong Chợ Lớn. Điểm dễ thấy nhất là cách chiên này rất nhiều dầu, thậm chí có cảm giác miếng bột như ngập trong dầu. Trong khi đó trong Chợ Lớn phần này lại được tiết chế rất nhiều. Có lẽ vì vậy mà miếng bột chiên "kiểu Sài Gòn" này lại giòn, nóng hơn rất nhiều so với cách chiên truyền thống.
Ẩm thực
Phá lấu ngon của Sài Gòn
Phá lấu lòng bò là món ngon mà nhiều thế hệ học sinh Sài Gòn đều ít nhất thử qua một lần. Đây cũng là món ăn vặt "khiêm tốn nhất, vì người bán chỉ cần một cái nồi nhỏ cùng vài cái chén là có thể khiến đám học trò sau giờ tan học phải "xao xuyến" rồi... Tên gọi "phá lấu" quen thuộc với người Sài Gòn là vậy, nhưng nguyên thủy của từ này lại mang một ý nghĩa khác hoàn toàn. Nhiều tài liệu cho rằng món này được hình thành từ những lần cúng kiếng và giỗ chạp của người Tiều. Con heo cúng ăn không hết, để giữ được lâu ngày thì phải đem tẩm ướp sau bỏ vào nồi ăn dần. Nồi nước phá lấu gồm các gia vị như ngũ vị hương, quế chi, bát giác, đại hồi, tiểu hồi cùng một số vị thuốc bắc. Còn phần thịt của heo bất cứ bộ phận nào cũng đều nấu phá lấu được, từ lưỡi, tai heo, ruột heo cho đến bao tử... Nồi phá lấu của người Tiều có thể để quanh năm suốt tháng, hết nước lại châm vào, rồi cho thêm chút muối là có thể ăn dần trong cả năm.
Ẩm thực
Gỏi khô bò xưa nhất Sài Gòn
Để hoài niệm về những món ăn chơi gần nước mía Viễn Đông ngày trước, người ta thường tìm đến số nhà 107 Nguyễn Văn Thủ (phường Đa kao, quận 01) để ăn bằng được món gỏi khô bò xưa nhất Sài Gòn. Tại sao phải kỳ công đến thế? Những người ưa hoài niệm trả lời rằng: những món ăn nhuốm màu thời gian, người bán dành cả đời người chỉ làm một món, dãi nắng dầm mưa... đã tạo nên đầy đủ gia vị cho món ăn đó, không đáng thưởng thức hay sao? Trong cái ồn ào của một Sài Gòn ngày trở nên đông đúc, những âm thanh đường phố hầu như không còn nữa, và hàng rong phải bắc cái loa điện thì bạn đừng mơ nghe thấy tiếng “xập xập”, “cách cách” của tiếng kéo cắt gỏi khô bò, đã đi vào bộ nhớ của người Sài Gòn sống buổi giao thời.
Thời sự
Hô biến thịt heo thành khô bò
Ngày 7.9, Công an Q.Bình Tân (TP.HCM) tiếp tục niêm phong, gửi mẫu đi xét nghiệm đối với 6,5 tấn khô bò, 3,5 tấn thịt heo, cùng nhiều hóa chất không rõ nguồn gốc của Công ty TNHH sản xuất Thanh Ly (đường Lê Trọng Tấn, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân). Trước đó, chiều 6.9, Đội Cảnh sát kinh tế Công an Q.Bình Tân bất ngờ kiểm tra Công ty Thanh Ly (chuyên sản xuất khô bò ).
Ẩm thực
Ăn vặt tuyệt ngon trong Chợ Lớn
Mặc dù nằm ở con đường nhỏ Ký Hòa trong Chợ Lớn, nhưng quán lại có bảng hiệu là "Há cảo Bàn Cờ". Người chủ cho biết, trước đây quán nằm ở gần khu chợ Bàn Cờ (quận 03) và rất nổi tiếng với món há cảo chiên. Rồi sau người ta đòi lại nhà nên mấy anh chị em chia nhau đi khắp nơi và cùng bán “há cảo Bàn Cờ” như một thương hiệu riêng của gia đình. Các ngày thường quán luôn tấp nập người ăn, nhất là giới học trò. Nếu bạn muốn yên tĩnh thì có thể đến vào những ngày cuối tuần. Lúc đầu tôi cứ nghĩ những món này là của người Hoa bán, nhưng hỏi chuyện mới biết chủ quán lại là người Việt.
Giới trẻ