Bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn, bao gồm cả mắt, dây thần kinh, tim và thận.
Hầu hết mọi người đều nhận thức được các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, nhưng một số người không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, điều này khiến tình trạng bệnh không bị phát hiện.
Một số triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường bao gồm đói quá nhiều, đi tiểu thường xuyên, khó chịu và mệt mỏi.
Có một triệu chứng phổ biến nữa của bệnh tiểu đường có thể khiến tình trạng bệnh không bị phát hiện. Bạn đã bao giờ thức dậy với tình trạng khô miệng vào buổi sáng chưa? Nó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, theo Times of India.
Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng.
Do đó, nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể mắc một số bệnh về răng và các bệnh về nướu.
Dưới đây là một số triệu chứng răng miệng bạn cần chú ý.
1. Khô miệng
Khô miệng là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường loại 2, được gọi là chứng khô miệng.
Bệnh tiểu đường có thể gây thiếu nước bọt trong miệng, khiến bạn cảm thấy khô và khát. Nó cũng có thể dẫn đến đau nhức, loét, nhiễm trùng và sâu răng nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát, theo Times of India.
2. Bệnh nướu răng
Răng hoặc nướu của bạn có bị chảy máu khi bạn chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa không? Nó có thể là một dấu hiệu ban đầu của bệnh nướu răng. Bệnh tiểu đường có thể làm cho nướu của bạn chảy máu và sưng lên, được gọi là viêm nướu.
Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn gọi là viêm nha chu, phá hủy các mô mềm và xương nâng đỡ răng của bạn.
3. Sâu răng
|
Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Miệng của bạn có nhiều loại vi khuẩn, khi tương tác với đường và tinh bột sẽ hình thành mảng bám.
A xít trong mảng bám sẽ tấn công men răng của bạn, dẫn đến sâu răng và các bệnh về nướu. Sâu răng nếu không được điều trị có thể gây đau nhức, nhiễm trùng thậm chí là mất răng.
4. Tưa miệng
Tưa miệng hay còn gọi là bệnh nấm candida là một bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra.
Những người bị bệnh tiểu đường thường phải dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng, điều này khiến họ dễ bị nhiễm nấm ở miệng và lưỡi.
Các dấu hiệu phổ biến của tưa miệng bao gồm các mảng trắng và đỏ gây đau đớn trên miệng, lưỡi, lợi, má và vòm miệng của bạn. Những mảng này thậm chí có thể biến thành vết loét hở.
Thực hành vệ sinh răng miệng tốt có thể giúp bạn tránh bị tưa miệng.
5. Nóng rát miệng và lưỡi
Nóng rát miệng và lưỡi là một tình trạng phức tạp và gây đau đớn.
Cảm giác nóng rát bên trong miệng là do lượng đường trong máu không được kiểm soát, kèm theo đó là tình trạng khô miệng, có vị đắng và cảm giác nóng rát, theo Times of India.
Các triệu chứng có thể tồi tệ hơn trong suốt cả ngày.
Bình luận (0)