Mục tiêu của việc này là hướng tới một hiệp ước chung của LHQ về cấm sở hữu và sử dụng vũ khí hạt nhân trên thế giới. Hiện tại, ý tưởng và hoạt động này được hơn 130 trong tổng số 193 thành viên của LHQ ủng hộ.
Chín thành viên sở hữu vũ khí hạt nhân là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Ấn Độ, Pakistan, Israel và CHDCND Triều Tiên cùng một số thành viên khác không sở hữu nhưng dựa cậy vào vũ khí hạt nhân của nước khác đã tẩy chay.
Ý tưởng về mục tiêu này thật ra đã có từ lâu và bản thân LHQ cũng đã nỗ lực thúc đẩy việc giải trừ và ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân. Lần đầu tiên kể từ 20 năm nay mới lại có được cuộc trao đổi trong khuôn khổ LHQ về việc phải làm gì để tiến lại gần hơn mục tiêu thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Cuộc trao đổi này dễ dàng đạt được sự đồng thuận quan điểm sâu rộng, nhưng quá trình đi tới hiệp ước toàn diện mới về cấm sản xuất, sở hữu và sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ vô cùng khó khăn. Các thành viên LHQ hiện có vũ khí hạt nhân và được lợi dưới hình thức và với mức độ nào đấy từ vũ khí hạt nhân không những không tham gia sự kiện lớn này mà còn sẽ không chịu từ bỏ những ưu thế hay đặc lợi hiện có.
Dù vậy, cuộc trao đổi trong LHQ và việc kiên trì nỗ lực để thế giới không có vũ khí hạt nhân vẫn rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn cũng như chỉ như thế thì mới có ngày buộc được số thành viên kia chịu thuận theo. Sứ mệnh, tôn chỉ và mục đích của LHQ cũng ở đó.
tin liên quan
Mỹ khơi mào tẩy chay đàm phán LHQ về cấm vũ khí hạt nhânĐại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley cho hay đại diện gần 40 nước đã tẩy chay cuộc đàm phán ngày 27.3.
Bình luận (0)