Trong tuần vừa qua, chủ đề Thể thao Điện tử (eSports) Việt Nam đang được “hâm nóng” trên mạng xã hội thông qua nhiều sự kiện đáng chú ý. Cụ thể, lần đầu tiên trong chương trình Shark Tank Việt Nam - được phát sóng trên đài truyền hình quốc gia VTV, một dự án về eSports đã tham gia kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư “cá mập”. Đáng chú ý, dù kêu gọi đầu tư với vị thể đại diện cho cộng đồng eSports Việt Nam cùng khát vọng xây dựng hệ sinh thái vì game thủ, nhưng về bản chất, doanh thu của đơn vị này gần như hoàn toàn thuộc về mảng bán lẻ Key Game - một mảng kinh doanh còn gây tranh cãi, và đồng thời hé lộ mức doanh thu “khủng” khiến giới chuyên môn choáng váng.
Sau chương trình này, rất nhiều ý kiến phản hồi đã được đăng tải và chia sẻ rộng rãi trên các kênh truyền thông, mạng xã hội. Thu hút sự quan tâm của cộng đồng game thủ, và cả những chuyên gia, tuyển thủ chuyên nghiệp, giới báo chí truyền thông,... đang công tác trong lĩnh vực eSports. Có thể nói, từ khá lâu rồi, giới eSports mới có một chủ đề tạo nên không khí nhộn nhịp như thế.
Theo quan sát của chuyên mục Game báo Thanh Niên, ngoài những ý kiến phản ứng trái chiều về các thông tin do đơn vị kêu gọi vốn tại Shark Tank nêu ra, hầu hết các thuộc thảo luận, chia sẻ trên mạng xã hội đều xoay quanh một chủ đề lớn: thế nào là làm eSports, và đâu mới là cách đầu tư đúng cho eSports?
Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện, trao đổi với anh Nguyễn Đăng Khoa - hay còn được cộng đồng eSports biết đến với tên gọi Khoa NoK - về bức tranh Thể thao Điện tử ở thời điểm hiện tại. Với thâm niên hoạt động gần 15 năm trong lĩnh vực eSports, anh Khoa NoK thuộc thế hệ những người đầu tiên đặt nền móng cho công tác tổ chức eSports chuyên nghiệp tại Việt Nam, cũng như đang là cá nhân hoạt động trong nhiều tổ chức đầu ngành của thế giới cả ở quá khứ lẫn hiện tại như Rapture Gaming, ESL, Mineski...
PV: Trong tập 2 của Shark Tank Việt Nam mùa 2019, một startup về eSports đã kêu gọi vốn nhưng bị các nhà nhà đầu tư từ chối. Có nhiều ý kiến cho rằng, đơn vị này khó có thể được định vị như một tổ chức làm eSports chuyên nghiệp, anh đánh giá sao về điều này?
Anh Khoa NoK: Trước hết, tôi cho rằng về bản chất, Shark Tank vẫn chỉ là một gameshow giải trí, dù có thể chương trình được truyền thông với tầm vĩ mô, to lớn. Ở góc nhìn cá nhân tôi, thì với nhà đài, đây là gameshow đem kiến thức về đầu tư kinh doanh đến với mọi người, từ đó, có người xem. Với các shark, là nơi để đánh bóng tên tuổi của mình, rất cần cho việc kinh doanh của họ. Với các startup, là cơ hội để quảng bá sản phẩm, kế hoạch, thương hiệu của mình trên sóng truyền hình.
Thứ hai kế đến, cần hiểu rõ về eSports, nói trắng ra, eSports cũng chỉ là một thể loại game. Game có nhiều thể loại: MMO, Casual… và eSports là một thể loại như thế. Và khi phát hành game, tùy vào thể loại mà nhà phát hành có chiến lược triển khai quảng bá thích hợp. Ở eSports, không có cách nào khác là tổ chức các giải đấu hào nhoáng, đánh bóng các game thủ lung linh và dùng những hình ảnh này để làm thương hiệu cho tựa game của mình.
Đến đây, dựa vào những gì họ nói trên chương trình, có thể thấy vai trò thực tế của Startup này trong ngành eSports là gì? Đó là “ăn theo”, kiếm tiền dựa vào các giải đấu, các khoản tiền thưởng do NPH bỏ ra. Họ lập đội game, đầu tư tiền của để đội có chiến thắng và thu lợi. Đây là một việc làm hợp lý và chính đáng, nhưng nên dừng ở đó vì không ai là tài giỏi hoàn toàn, hôm nay đội game của bạn có thể giành giải này giải kia, nhưng mai lại là đội khác thế chỗ.
Do vậy, định hướng xây dựng học viện game thủ, đào tạo game thủ là một việc làm xa vời với thực tế, khi bản thân đội game của startup này mới chỉ có vài giải thưởng ở một tựa game. Trường Bách Khoa có thể đào tạo ra những sinh viên ưu tú, xuất chúng nhưng khi thành công ngoài xã hội, có thể là bạn sinh viên nào đó của Nông Lâm hoặc thậm chí, thực tế chứng mình là những người không có bằng Đại Học.
|
Vậy nên, nếu nói Startup này đã dựa vào bản chất của gameshow Shark Tank để giới thiệu về tên tuổi của mình, thì hợp lý. Nhưng nếu đến chương trình để kiếm vốn, thì là chuyện khác.
Một vài đồng nghiệp cùng thời với tôi đã nêu ra một số góc nhìn cá nhân về chuyện này trên mạng xã hội, và tôi đồng ý với họ, nên không còn gì để nói thêm nữa.
Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi Startup này không gọi được vốn, chưa kể, việc họ đến với chương trình, thổi phồng quá mức về doanh thu, năng lực, tầm nhìn bản thân trước các “cáo già” kinh doanh mà không đưa ra được bằng chứng, lý luận thuyết phục,... nên kết quả này là điều dễ hiểu.
Có các nhãn hàng vẫn tài trợ khi thấy hợp lý, có những công ty chuyên làm giải đấu eSports đứng đầu thế giới, có những đội game thu nhập khủng, có những người vẫn làm trong nghề này và có thu nhập, doanh thu khá đấy thôi. Chủ yếu là bạn đang làm gì, có đúng và hợp lý hay không.
Anh Khoa Nok: Nếu nói các suất này phụ thuộc vào một cá nhân thì tôi không đồng ý, Việt Nam đã có VIRESA (Hội Thể thao Điện tử Giải trí Việt Nam - PV), tôi dám chắc VIRESA cũng có kế hoạch, nhưng vì một lý do nào đó họ không thể thực hiện, cái này tôi chịu.
Dẫu vậy, vẫn sẽ đúng khi nói eSports Việt cần sự quan tâm hơn từ các cơ quan chuyên trách lớn hơn. Tôi không dám nói VIRESA không được việc, nhưng tôi tin công tác tuyển chọn, tổ chức sẽ được cải thiện, nếu có các ban ngành lớn hơn, Liên đoàn Thể Thao Điện Tử chẳng hạn, coi sóc những cơ hội thế này để tránh những lùm xùm đáng tiếc xảy ra gần đây. Nói một cách đơn giản dễ hiểu, một đứa trẻ có được ông bà, cha mẹ quan tâm là điều tốt, nhưng nếu nó được xã hội, cả nước quan tâm, dĩ nhiên sẽ tốt hơn.
Anh Khoa NoK: Trở lại như ban đầu, eSports là một thể loại game, và game thì dựa vào NPH. Nên bức tranh này, ở thời điểm này, nhìn thì hoành tráng, tiềm năng, nhưng thực tế tương lai không ai biết. Liên Minh Huyền Thoại, Liên Quân Mobile, PUBG Mobile thành công, có lượng người chơi đông đảo ở VN là nhờ công sức, tiền của từ các NPH. Các tựa game eSports khác thì lận đận, long đong cũng bởi họ không có nhà phát hành ở thị trường trong nước.
Người chơi, người làm eSports ở Việt Nam nên bỏ đi cái tư tưởng cũ rích hơn chục năm về trước là không cần NPH, game đông, tính đối kháng cao, có tính cân bằng là game eSports. Đó là thời sơ khai, loạn lạc, còn hiện tại, tất cả đã vào quy cũ, luật lệ, vào vòng xoáy của kinh tế… tất cả dựa vào năng lực, tiềm năng của NPH ở thị trường thôi.
PV: Tốc độ thay đổi của ngành công nghiệp game đang diễn ra chóng mặt, những hiện tượng như bản Mod Auto Chess, hoặc cấu trúc game Battle Royale,... đang buộc các ông lớn đầu ngành phải làm mới liên tục và ra mắt/cập nhật những sản phẩm đỉnh của mình. Anh có nghĩ điều này là trở ngại cho người làm eSports, khi không biết đâu mới là kênh game đầu tư hiệu quả nhất?
|
PV: Nếu so với các nước trong cùng khu vực, anh có nghĩ Việt Nam là một trong những đơn vị dẫn đầu về eSports nói chung?
Anh Khoa NoK: Ở khu vực, tôi cam đoan Việt Nam là đứng đầu. Nhưng để đứng đầu hay không, còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó, theo cá nhân tôi, có lượng người chơi đông đảo là yếu tố tiên quyết. 10 năm trước, Dota có lượng người chơi đông, StarsBoba thống trị nền Dota khu vực, nhưng 10 năm sau, Dota 2 sống lay lắt ở VN, chúng ta có 496 chỉ tầm trung ở khu vực. Tương tự, LMHT, AoV, PUBG Mobile có người chơi đông ở VN, chúng ta có nhiều đội game danh tiếng khu vực và thế giới ở các tựa game này.
Nhưng để một tựa game eSports có đông người chơi, ở VN, là câu chuyện rất dài và rất khác.
PV: Cộng đồng phòng máy tại Việt Nam đang rất nhộn nhịp, theo anh đây có phải là một nền tảng tốt để phát triển eSports, và là cơ sở để tạo ra một hệ sinh thái hoàn thiện?
Và cũng trong cộng đồng game thủ, có người thích lập đội game, có người thích làm bình luận viên…. từ đó, lập nên hệ sinh thái của eSports. Nên những đơn vị như Vikings, 500Bros,... chỉ là 1 phần của hệ sinh thái đó, chứ họ không phải là người tạo nên nền tảng. Nhưng họ là những người đang góp sức xây dựng một hệ sinh thái hoàn thiện và hoàn hảo.
PV: Dù vậy, sự phát triển, vận hành hành càng chuyên nghiệp của cộng đồng phòng game Việt có mang lại lợi ích cho eSports không thưa anh?
Anh Khoa NoK: Hơn chục năm trước, phòng game đúng là nơi tạo ra cộng đồng, nhưng ở thời điểm hiện tại, phòng game chỉ là một công cụ phát triển cộng đồng. Cộng đồng có hay không, là từ năng lực của NPH và các phương tiện khác của họ. Phòng game chỉ là một “kênh” trong các loại phương tiện đó.
Dù vậy, sự phát triển của các phòng game cũng đem lại lợi ích không hề nhỏ cho eSports, đó là nơi game thủ có chỗ để giao lưu, học hỏi, trau dồi kỹ năng… Đặc biệt, theo cách mà một số đơn vị trong lĩnh vực phòng game đang phát triển và hướng tới, chẳng hạn như WAYS, chúng ta có quyền hy vọng họ sẽ tạo ra những lực đẩy rất lớn trong tương lai không xa cho bức tranh toàn cảnh của ngành eSports nói chung.
PV: Cám ơn anh Khoa NoK, chuyên mục Game báo Thanh Niên xin được gửi đến anh những lời chúc tốt đẹp nhất.
Bình luận (0)