Khói thuốc lá bám trên đồ đạc làm tăng rủi ro tổn thương gan, tiểu đường

22/09/2017 20:01 GMT+7

Sau nghiên cứu được thực hiện ở chuột, các nhà khoa học cảnh báo, phơi nhiễm “khói thuốc lần 3” - tức tàn dư của khói thuốc lá bám trên quần áo và đồ đạc, có thể làm tăng rủi ro tổn thương gan và bệnh tiểu đường.

Những tàn dư của khói thuốc lá khiến một hỗn hợp chất độc tích tụ trên các bề mặt và quần áo. Những chất độc như thế được cho là có thể chống lại việc “truy quét” của các thiết bị làm sạch công nghiệp.
Theo trang tin New Scientist, nhằm điều tra những rủi ro sức khỏe tiềm tàng của “khói thuốc lá lần 3”, chuyên gia Manuela Martins-Green thuộc Đại học California, Riversid (Mỹ) và các cộng sự đã cho màn cửa, bàn ghế và thảm phơi nhiễm những mức khói thuốc tương tự mức mà Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ tìm thấy trong nhà của những người hút thuốc.
Sau đó, họ cho các con chuột bị nhốt trong cũi tiếp xúc với những vật dụng trên trong sáu tháng và lấy mẫu não, gan và máu của chúng vào những khoảng thời gian khác nhau.
Sau một tháng, những con chuột này đã phải gánh chịu một sự gia tăng khoảng 50% các phân tử gây viêm trong máu và gan so với những con chuột đối chứng không được cho tiếp xúc với các vật dụng.

tin liên quan

Nên hay không nên mang vớ khi đi ngủ?
Dân gian có câu 'Lạnh chân đau họng', và cũng từ quan niệm này, nhiều người cho rằng mang vớ khi ngủ giúp giữ ấm chân, ngừa được cảm lạnh hoặc một số bệnh khác.

tin liên quan

Chạy bộ giúp bạn dễ bỏ thuốc lá
Chạy bộ là một trong những bài tập được biết đến nhiều nhất, nó không chỉ giúp bạn giảm cân mà một nghiên cứu mới đây còn cho thấy nó cũng có thể giúp bỏ hút thuốc.
Hai tháng sau, nhóm nghiên cứu phát hiện sự gia tăng tổn thương tế bào trong gan và não của các con chuột. Ở thời điểm bốn tháng, mức cortisol đã tăng 45% so với nhóm chuột đối chứng. Các mức cortisol cao đã được chứng minh có liên quan đến sự tăng cân và suy giảm hệ miễn dịch.
Cũng ở thời điểm bốn tháng, những con chuột tiếp xúc với đồ đạc ám khói thuốc lá có sự gia tăng 30% mức glucose trong máu lúc đói và insulin. Cả hai yếu tố này đều làm tăng nguy cơ tiểu đường ở các con chuột. Các mức này thậm chí cao hơn mức đo vào thời điểm sáu tháng.
Tờ Newsweek dẫn lời chuyên gia Martins-Green cho biết bà tin việc phơi nhiễm “khói thuốc lần 3” là một dạng chất độc tàng hình, là sát thủ thầm lặng. Chúng ta có thể hấp thu các chất độc thông qua da và hoạt động thở mà không biết đang đặt mình vào nguy cơ bị tổn hại.
“Dù nghiên cứu của chúng tôi không được tiến hành trên người nhưng mọi người nên biết rằng các phòng khách sạn, xe hơi và nhà có người hút thuốc sử dụng dễ có nguy cơ bị ô nhiễm bởi "khói thuốc lần 3”, chuyên gia trên nói. Đồng thời, bà khẳng định “khói thuốc lần 3” cũng nguy hiểm như hút thuốc và hít ngửi khói thuốc.

tin liên quan

Dùng robot mổ cắt khối u, điều trị ung thư phổi
Nhờ kỹ thuật phẫu thuật nội soi bằng robot, bệnh viện đã cắt u phổi để điều trị ung thư cho bệnh nhân mà không phải cắt xương sườn, mở lồng ngực như thông thường. Người bệnh giữ được tối đa phổi lành, giữ lại chức năng hô hấp tốt nhất.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.