Tờ Bloomberg ngày 24.5 đưa tin Lầu Năm Góc không theo dõi hàng trăm nghìn phụ tùng thay thế cho máy bay chiến đấu F-35 trị giá hàng triệu USD vì không rõ ai chịu trách nhiệm làm việc đó.
Quân đội Mỹ và nhiều quốc gia như Israel và Nhật Bản đã sử dụng tiêm kích F-35 Lightning II trong vài năm, điều này tạo ra nhu cầu lưu giữ các bộ phận khác nhau tại nhiều quốc gia. Do đó, Lầu Năm Góc đã duy trì các kho phụ tùng thay thế trên toàn cầu mà các nước đồng minh có thể khai thác khi cần. Số phụ tùng này bao gồm động cơ, bánh đáp, càng đáp, cũng như các loại bu lông, ốc vít. Tuy nhiên, không có cơ quan nào ở Bộ Quốc phòng giám sát những mặt hàng đó, theo báo cáo của Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (GAO).
Vì sao Mỹ không bán chiến đấu cơ tàng hình F-35 cho Thái Lan?
Giải thích về lý do chính khiến Mỹ không thành lập bộ phận chịu trách nhiệm giải trình đối với phụ tùng thay thế, GAO cho biết đó là vì Washington không muốn quản lý bộ phận thay thế cho những chiếc F-35 đã bán cho nước ngoài.
Theo tờ Stars and Stripes, kết quả là số lượng thiết bị thay thế, bao nhiêu phụ tùng bị mất hoặc đặt sai vị trí, số tiền đã được trả cho chúng và giá trị của chúng đều không rõ ràng. Thay vào đó, Mỹ phải dựa vào số liệu từ các nhà sản xuất F-35 như Lockheed Martin và công ty gia công động cơ của nó - Pratt & Whitney.
Văn phòng Chương trình Chung, cơ quan quản lý tất cả khía cạnh của chương trình F-35, đã và đang giải quyết vấn đề này. Cơ quan này đã chi 12 triệu USD trong 3 năm qua cho nỗ lực kiểm kê các bộ phận.
Chỉ một nửa số máy bay F-35 Mỹ đủ điều kiện sẵn sàng làm nhiệm vụ
Bộ Quốc phòng ước tính sẽ tiêu tốn 1,7 nghìn tỉ USD để vận hành, bảo trì và hỗ trợ F-35 cho đến khi loại tiêm kích này hết vòng đời vào cuối những năm 2080. Đây là vũ khí đắt nhất trong lịch sử quân sự Mỹ. Các biến thể của F-35 đang được không quân, hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng rộng rãi.
Bình luận (0)