Trong 99% trường hợp, chó là nguyên nhân truyền virus dại sang người. Nó tồn tại trong nước bọt của chó bị nhiễm bệnh và khi chó cắn người, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể con người, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Cần làm gì sau khi bị chó cắn?
Nếu tiếp xúc với chó chạy rông hoặc chó dại, đặc biệt nếu bị vết xước hoặc bị cắn, điều quan trọng là phải rửa vết thương thật kỹ và liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt để khám và tiêm vắc xin bệnh dại.
Tốt nhất nên rửa kỹ vết thương bằng xà phòng, nếu cần, có thể bôi thuốc mỡ Betadine.
Theo Medical News Today, nên tiêm cả phòng bệnh dại, kháng thể và tiêm phòng uốn ván. Tiêm toàn bộ vắc xin dại theo đúng phác đồ - gồm 4 - 5 liều.
Mũi đầu tiên trong vòng 24 giờ, các mũi còn lại vào các ngày thứ 3, 7, 14 và 28 sau khi bị chó cắn.
Ngay cả bị chó đã tiêm phòng dại cắn, tốt nhất vẫn nên tiêm phòng dại, theo Medical News Today.
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh dại rất giống cảm cúm
Các dấu hiệu đầu tiên của bệnh dại rất giống với cảm cúm, bao gồm sốt, nhức đầu, mệt mỏi, và cảm giác khó chịu, châm chích hoặc ngứa quanh vùng bị cắn, theo chuyên trang y tế theo Medical News Today.
Điều gì xảy ra nếu đã mắc bệnh dại?
Nếu mắc bệnh dại và không được điều trị kịp thời, hậu quả có thể rất thảm khốc.
Một khi virus tấn công hệ thần kinh trung ương, nó dẫn đến hành vi thất thường, lo lắng trầm trọng, lú lẫn và ảo giác.
Khi bệnh tiến triển, có thể dẫn đến tê liệt, ảo giác, co thắt cơ, tê liệt, hung hăng, khó nuốt và sợ nước và cuối cùng là tử vong.
Một khi các triệu chứng xuất hiện, bệnh dại gần như gây tử vong 100%, tỷ lệ sống sót là cực kỳ thấp. Trong hầu hết các trường hợp, trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi xuất hiện triệu chứng là tử vong, theo Medical News Today.
Ngoài việc bị chó cắn, còn điều gì gây lây nhiễm bệnh dại?
Ngoài việc bị chó cắn, ngay cả một vết xước nhỏ do chó, mèo dại gây ra hoặc vết liếm của chúng cũng có thể gây nguy cơ nhiễm bệnh.
Hiệp hội Nhân đạo Mỹ (Humane Society of the United States) cũng lưu ý: Ngoài việc bị chó dại cắn, vết trầy xước, vết thương hở hoặc niêm mạc tiếp xúc với nước bọt của chó dại cũng gây lây nhiễm bệnh dại.
Theo WHO, có thể bị nhiễm bệnh do vết cắn sâu hoặc vết xước từ chó dại. Sự lây truyền cũng có thể xảy ra nếu nước bọt của chó dại tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc (ví dụ như mắt hoặc miệng) hoặc vết thương ngoài da.
Virus dại có thể tồn tại trong nước bọt và niêm mạc. Do đó, nếu tiếp xúc với bệnh dại qua vết cắn hoặc vết xước, cần phải làm sạch vết thương thật kỹ và tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.
Có cách nào để chống lại bệnh dại không?
Điều trị kịp thời sau khi bị chó cắn hoặc tiếp xúc với virus dại sẽ có hiệu quả rất cao - có thể lên đến 100%. Nếu được điều trị kịp thời, rất ít người chết vì bệnh dại.
Dù chưa có thuốc chữa, nhưng việc tiêm phòng hiệu quả 100%. Cho đến nay, tiêm chủng vẫn là chiến lược hiệu quả nhất.
Điều quan trọng không kém là tiêm phòng dại cho thú cưng - cả mèo và chó, theo Medical News Today.
Bình luận (0)