>>> Kiến nghị bỏ thủ tục xin giấy phép miễn kiểm dịch với đồ gỗ xuất khẩu
Trước đó, Thông tư 40/2012 (có hiệu lực từ ngày 29.9.2012) của Bộ NN-PTNT ban hành trong đó quy định gỗ và các sản phẩm từ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ và bao bì đóng gói có nguồn gốc thực vật… buộc phải kiểm dịch thực vật đã tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ.
|
Theo ông Hạnh, sau khi có phản ánh từ doanh nghiệp, HAWA đã làm việc trực tiếp với Chi cục trưởng Chi cục kiểm dịch thực vật vùng II kiến nghị Bộ NN-PTNT sửa đổi Thông tư 40 nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
|
Tuy nhiên, trong khi chờ Thông tư 40 sửa đổi, trong chiều 16.10, Tổng cục Hải quan đã có công văn về việc thông quan hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc thực vật theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
Theo công văn này, hải quan chỉ yêu cầu doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận kiểm dịch trong ba trường hợp là điều ước quốc tế Việt Nam tham gia quy định phải kiểm dịch; nước nhập khẩu hàng hóa yêu cầu kiểm dịch; hợp đồng mua bán yêu cầu kiểm dịch.
Ông Hạnh cho hay với hai trường hợp đầu, hải quan chỉ kiểm khi Bộ NN-PTNT có thông báo. Còn đối với trường hợp thứ ba là bắt buộc để xem doanh nghiệp xuất khẩu có tuân thủ theo hợp đồng mua bán với đối tác hay không.
“Công văn của Tổng cục Hải quan đã tháo gỡ khó khăn về vấn đề kiểm dịch thực vật cho doanh nghiệp. Theo đó, khi xuất khẩu hàng đi, nếu nước nhập khẩu và đối tác nhập khẩu không yêu cầu thì doanh nghiệp không cần kiểm dịch”, ông Hạnh nói.
Được biết, chi phí kiểm dịch khoảng 300.000 đồng/lô và thời gian kiểm dịch kéo dài trong vòng ba ngày. Hiện chỉ có hai nước là Úc và New Zealand bắt buộc kiểm dịch đối với đồ gỗ xuất từ Việt Nam.
Tin, ảnh: Trung Hiếu
>> Kiến nghị bỏ thủ tục xin giấy phép miễn kiểm dịch với đồ gỗ xuất khẩu
>> Tìm giải pháp cho xuất khẩu đồ gỗ
>> “Thủ phủ” đồ gỗ đang chết mòn
>> Cơ hội cho đồ gỗ, mỹ nghệ vào Nhật Bản
>> Sản xuất đồ gỗ nội thất được nhiều ưu đãi
Bình luận (0)