Giờ đây chúng ta đã có một hội thề chống tham nhũng là di sản phi vật thể cấp quốc gia. Nhưng đã mười mấy năm nay từ khi phục dựng hội, cũng chỉ có các cụ cao niên trong làng thề với nhau mà không có quan chức nào đến thề cả. Liệu ý nghĩa của việc chống tham nhũng có giảm không, thưa ông?
Giảm hay không giảm ý nghĩa là ở truyền thông như thế nào. Nếu truyền thông mạnh thì nó có thể lan rộng khắp thế giới. Còn truyền thông im lặng thì không thể nhiều người biết. Một hội thề cũng như một tác phẩm trên sân khấu, chỉ có mấy người diễn với nhau thôi. Tuy nó nhỏ nhưng nó vẫn có giá trị.
Như vậy điều mà hội thề mang lại là giá trị tượng trưng phải không, thưa ông?
Ảnh: Phong Anh |
Là một hội ở địa phương, thế thì có nên tổ chức để quan chức địa phương, chẳng hạn chủ tịch tỉnh đến thề với dân không, thưa ông?
Cái đó là sự tự nguyện của quan chức. Nếu họ thấy cần thiết, muốn thề, họ đến xin cùng thề thì tại sao lại không cho. Nên việc đến hay không nằm ở chỗ họ có tình nguyện hay không, chứ cũng chẳng có luật nào bắt các ông ấy đến.
Nhưng theo ông, họ có nên đến thề như một cử chỉ văn hóa chính trị không? Và có nên nâng tầm mời quan chức cấp bộ, cấp Chính phủ về dự và cùng thề không?
Theo tôi, nếu có thể thì quan chức cao nhất đến cũng được. Tất nhiên nếu lễ hội ấy hay thì cũng như một bài ca hay, vậy sao không mời người ta đến nghe? Nhưng tôi thấy có nhiều người hỏi là tại sao lại không nhân hội thề chống tham nhũng này lên, tại sao lại không nhiều người đến thề? Tôi muốn nói với những người đặt câu hỏi ấy là hãy về chống tham nhũng tại chỗ đi, còn hơn là yêu cầu người khác. Vì xung quanh ta cũng có tham nhũng mà.
Bình luận (0)