>> Không nhận quà tết là sừng tê giác, thịt thú rừng
>> Sừng tê giác không phải là thần dược!
>> Một người Việt bị bắt ở Nam Phi vì chứa sừng tê giác trái phép
Theo ông Tùng, bên lề Hội nghị các nước thành viên Cites lần thứ 16 (CoP16) diễn ra tại Thái Lan từ ngày 3 - 14.3, Cơ quan Điều tra môi trường (EIA) đã đưa ra nhiều chỉ trích VN không đúng sự thật, như VN là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều sừng tê giác nhất thế giới nhưng lại không có hành động gì để ngăn chặn nạn săn bắn, buôn bán sừng tê giác trái phép, đồng thời đề nghị Cites và Hoa Kỳ có biện pháp trừng phạt VN, cụ thể là cấm vận thương mại đối với VN.
|
“Đây chỉ là ý kiến không chính thức tại CoP16 và thiếu tính thuyết phục”, ông Tùng nói.
Theo ông Tùng, CoP16 diễn ra trong khoảng 2 tuần lễ với sự tham dự của trên 2.000 đại biểu đến từ các nước thành viên và 200 tổ chức phi chính phủ trên toàn thế giới. Tê giác và voi chỉ là 1 trong số 79 chương trình nghị sự trong khuôn khổ hội nghị.
Trong các phiên họp chính thức, các vấn đề về bảo vệ tê giác và voi chỉ được bàn thảo trong vòng 20 phút, không “nóng” bằng nhiều vấn đề khác, có khi phải bàn luận kéo dài tới nửa ngày.
“Trong hội nghị chính thức, các đại biểu đều bày tỏ sự hài lòng với cách mà chúng ta đã và đang thực hiện trong nỗ lực phòng chống nạn săn bắn, buôn bán và vận chuyển trái phép sừng tê giác. Hội nghị không đưa ra đề xuất chính thức hay cảnh báo về trừng phạt thương mại với VN như một số phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin”, ông Tùng khẳng định.
VN đã đưa các thông tin chính thức trên website của Cites về các nỗ lực trong thực thi Công ước buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp liên quan tới tê giác.
Tại các hội nghị, đoàn VN đã nêu ra những nỗ lực thực thi và kiên quyết phản đối những nhận định không chính xác của EIA và một số tổ chức phi chính phủ khác, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các hành động để đấu tranh với buôn bán trái phép sừng tê giác và loài hoang dã.
Quang Duẩn
Bình luận (0)