Theo Reuters ngày 22.3, tháng 9.2021, WHO đưa ra khuyến nghị về nồng độ của PM2.5 - bụi mịn có thể gây hại sức khỏe. Theo đó, nồng độ PM2.5 được khuyến nghị không được nhiều hơn 5 microgram/cm3. Con số này đã giảm một nửa so với khuyến nghị trước đó được đưa ra vào năm 2005, theo trang tin The Hill.
Kết luận dựa trên bản đồ thống kê về nồng độ bụi mịn ở các thành phố trên thế giới của Công ty giám sát chất lượng không khí IQAir (Thụy Sĩ). Bản đồ cho thấy không có quốc gia nào có thể đáp ứng các hướng dẫn của WHO về chất lượng không khí.
Một ngày khói mù ở New Delhi (Ấn Độ), tháng 11.2021 |
REUTERS |
Theo The Hill, trong 107 thành phố được IQAir khảo sát, 96% vượt xa hướng dẫn của WHO về nồng độ PM2.5 trong không khí. Trong đó, 93 thành phố có mức PM2.5 cao gấp 10 lần khuyến nghị. Bangladesh, Chad và Pakistan là 3 quốc gia có chất lượng không khí kém nhất với nồng độ PM2.5 vào khoảng 66 - 77 microgram/cm3. 3 vùng lãnh thổ đáp ứng các tiêu chuẩn không khí là Puerto Rico, quần đảo Virgin (Mỹ) và đảo New Caledonia do Pháp kiểm soát. Các quốc gia khác như Đan Mạch, Nhật Bản và Úc đã gần đạt được tiêu chuẩn chất lượng không khí nhưng có mức độ trung bình các vật chất hạt khí quyển cao hơn mức khuyến nghị.
Dữ liệu IQAir cũng cho thấy chất lượng không khí của cả Ấn Độ đang đi xuống trong năm 2021, New Delhi (Ấn Độ) vẫn là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới. Trung Quốc bắt đầu chiến dịch chống ô nhiễm môi trường từ năm 2014. Năm 2021, Trung Quốc xếp hạng thứ 22, cải thiện 8 bậc so với năm trước đó. Việt Nam đứng thứ 36 với nồng độ PM2.5 ở mức 24,7 microgram/cm3. Mỹ đứng thứ 90 với 10,3 microgram/cm3.
Bình luận (0)