Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP, cho biết kinh tế TP đã tăng trưởng cao hơn, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt yêu cầu đề ra, môi trường kinh doanh được cải thiện, công tác quy hoạch và chỉnh trang đô thị có chuyển biến bước đầu, cải cách hành chính được quan tâm với nhiều giải pháp được người dân ghi nhận, an ninh trật tự được bảo đảm. Tuy nhiên, tình hình KT-XH có nhiều mặt còn hạn chế, cải cách hành chính chưa đồng bộ, bộ máy còn cồng kềnh. Đặc biệt, tình trạng ngập nước, ùn tắc giao thông, bạo hành trẻ em, giải quyết khiếu nại của người dân còn chậm, gây bức xúc xã hội.
Theo bà Tâm, kỳ họp này HĐND tập trung thảo luận các vấn đề về KT-XH nhằm tổ chức thực hiện các nghị quyết, trong đó có nghị quyết của Quốc hội cho TP thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù với mong muốn thúc đẩy sự phát triển của TP cao hơn, đóng góp nhiều hơn, lớn hơn về nguồn lực, kinh nghiệm và cơ chế cho đất nước.
tin liên quan
Quy hoạch 'treo' phải đền bù cho dânThảo luận tại hội trường về dự án luật Quy hoạch ngày 25.10, các đại biểu (ĐB) Quốc hội đề nghị nếu quy hoạch treo, chồng chéo, gây thiệt hại cho người dân thì phải đền bù.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh trong năm 2018, TP cần tập trung giải quyết ba vấn đề: Giải quyết khiếu nại của người dân tại dự án Thủ Thiêm và Khu công nghệ cao TP; Công khai các kết luận thanh tra các cấp, sở, ngành, quận, huyện; Đánh giá sự hài lòng của người dân.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đề nghị TP triển khai phát triển theo cơ chế đặc thù mà nghị quyết của Quốc hội đã phê duyệt cần quyết liệt, sáng tạo, đoàn kết, biết lắng nghe nhiều hơn ý kiến của nhân dân. Phát huy hơn nữa vai trò giám sát và phản biện HĐND và MTTQ. Về cơ chế đặc thù của TP.HCM, ông Nhân nêu nhiều nhiệm vụ mà TP phải thực hiện trong năm 2018, trong đó trọng tâm là tính tự chủ về tài chính của TP, chính sách tăng thu nhập cho cán bộ công chức, tăng nguồn thu cho TP bằng các chính sách phí và thuế. Cho phép TP đề ra các loại thuế và phí đặc biệt như thuế tiêu thụ đặc biệt một số mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá... để tăng nguồn thu cho TP.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đặc biệt nhấn mạnh đến việc khiếu nại của người dân liên quan công tác đền bù, giải phóng mặt bằng tại dự án Thủ Thiêm (Q.2) và Khu công nghệ cao TP (Q.9) và đề nghị TP cần tập trung làm rõ từng nhóm vấn đề để giải quyết dứt điểm, không để tình trạng quy hoạch treo, khiếu nại kéo dài ảnh hưởng cuộc sống người dân.
Hàng loạt dự án trọng điểm của Hà Nội chậm tiến độ
* Tháng 1.2018, xét xử vụ án Trịnh Xuân Thanh
Ngày 4.12, HĐND TP.Hà Nội đã khai mạc kỳ họp thứ 5 (diễn ra từ 4 - 6.12). Báo cáo của UBND TP cho biết, tính đến tháng 10.2017, trong số 52 dự án trọng điểm của TP, có 2 dự án hoàn thành đúng tiến độ, 28 dự án cơ bản đáp ứng tiến độ và 22 dự án chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân, do vướng mắc giải phóng mặt bằng tại 2 tuyến đường sắt đô thị, mở rộng đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long... dẫn đến tiến độ giải ngân kế hoạch vốn 2017 chậm, nhiều dự án phải xin điều chỉnh giảm kế hoạch vốn, điều chỉnh thiết kế...
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hữu Chính, Chánh án Tòa án nhân dân TP.Hà Nội, cho biết theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng, trong tháng 1.2018, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội sớm đưa ra xét xử 2 vụ án gồm: vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm về tội tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty xây lắp dầu khí VN (PVC); vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm cũng về tội tham ô tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản điện lực dầu khí VN.
Trong kỳ họp này, HĐND TP sẽ thông qua nhiều nội dung như tờ trình về tổng biên chế hành chính sự nghiệp của Hà Nội năm 2018. Năm 2017, Hà Nội thực hiện đợt tinh giản biên chế lớn nhất với hơn 1.200 biên chế. Ngày 6.12, HĐND TP sẽ tiến hành phiên chất vấn kéo dài một ngày tập trung nhiều vấn đề nóng như lát đá vỉa hè, phòng cháy chữa cháy... (Mai Hà)
|
tin liên quan
Bức xúc tái định cư, dự án treoBáo cáo của UBND TP.HCM khẳng định cơ bản không còn dự án treo nhưng trong quá trình giám sát thực tế ở các địa phương, người dân còn ca thán rất nhiều.
Bình luận (0)