Các ý kiến tại cuộc họp đều cho rằng những tháng đầu năm, nguồn cung các hàng hóa thiết yếu được đảm bảo, giá cả cơ bản ổn định, diễn biến đúng với kịch bản điều hành giá...
Đặc biệt, từ nay đến cuối năm, dư địa điều hành giá "dễ thở" hơn, đủ điều kiện để có thể xem xét lộ trình điều chỉnh các mặt hàng, dịch vụ mà nhà nước quản lý theo lộ trình thị trường vào thời điểm thích hợp, để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, bảo đảm sự đồng thuận xã hội cũng như giảm bớt áp lực sang các năm tiếp theo.
Cụ thể, đối với mặt hàng xăng dầu, Phó thủ tướng yêu cầu thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước; không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu. Với mặt hàng điện, Bộ Công thương đôn đốc Tập đoàn điện lực VN báo cáo phương án giá điện cập nhật hàng quý năm 2023 để thực hiện giá bán điện theo quy định.
Về quản lý giá các mặt hàng nông sản, Bộ NN-PTNT phối hợp Bộ Công thương theo dõi sát diễn biến thị trường, tình hình sản xuất và nguồn cung, nhất là các nông sản vào chính vụ để định hướng sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường, hạn chế các yếu tố tác động đến giá cả, đảm bảo lợi ích của người dân, doanh nghiệp và đất nước.
Về dịch vụ giáo dục và vật tư giáo dục, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá tổng thể các yếu tố tác động, trên cơ sở đó đề xuất lộ trình, mức độ điều chỉnh phù hợp. Về giá dịch vụ y tế, Bộ Y tế khẩn trương rà soát, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
EVN đảm bảo miền Bắc đủ điện trong tháng 8
Về vật liệu xây dựng, cần bảo đảm nguồn cung, nhất là các loại vật liệu phục vụ xây dựng các công trình giao thông, công trình trọng điểm. Đối với giá dịch vụ vận tải, Bộ GTVT tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về việc kê khai, niêm yết giá và việc bán vé đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, nhất là giai đoạn cuối năm, khi nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa tăng cao.
Bình luận (0)