Ngành nghề chính gồm: tái chế phế liệu, nhuộm, giặt sấy vải, thực phẩm. Các cơ sở gây ô nhiễm tập trung nhiều nhất tại xã Vĩnh Lộc A và xã Vĩnh Lộc B.
Rác thải không thể tái chế chất đống xung quanh nhà xưởng của bà Đào Thị Liên, xã Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh, TP.HCM |
NGUYÊN VŨ |
Ngoài xử phạt hành chính hơn 5 tỉ đồng, UBND H.Bình Chánh cũng chuyển công an huyện kiểm tra, xác minh theo thẩm quyền 4 trường hợp vi phạm nghiêm trọng, trong đó có 1 trường hợp được công an thông báo tiếp nhận kiến nghị khởi tố từ tháng 3.2022.
Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc B nói rằng cơ sở được công an thụ lý, điều tra không có hệ thống xử lý chất thải, hoạt động lén lút, bị xử phạt nhiều lần, người dân bức xúc. Chủ cơ sở chuyên thu mua bao bì, túi ni lông về tái chế. Dù vậy, chỉ túi ni lông sạch mới tái chế được, còn túi ni lông bẩn thì cơ sở chất thành đống xung quanh nhà xưởng. Khi phong tỏa hiện trường để phục vụ điều tra, nhiều người bất ngờ khi lớp ni lông dày cả mét trên diện tích khoảng 1.000 m2. “Không có loại cây nào có thể sống trên đó”, chủ tịch xã nói.
Các hành vi gây ô nhiễm môi trường, thậm chí hủy hoại môi trường khá đa dạng, có cơ sở lén lút, nhưng cũng nhiều cơ sở công khai, thách thức cơ quan công quyền. Cũng cần nói thêm, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện đã tạo hành lang pháp lý để xử lý những cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường, bao gồm cả xử lý hình sự. Vấn đề còn lại là cơ quan chức năng có quyết liệt xử lý hành vi hủy hoại môi trường hay không.
Quay lại vụ việc ở xã Vĩnh Lộc B, sau nhiều lần xử phạt hành chính chủ cơ sở nhưng không “xi nhê”, đến khi chuyển qua công an thì chủ cơ sở đóng cửa và chuyển đi nơi khác. Điều đó cho thấy nếu chính quyền địa phương mạnh tay xử lý thì những cơ sở vi phạm sẽ không còn đất sống. Người dân vui mừng khi cơ sở dừng hoạt động, nhưng chưa thể ăn ngon, ngủ yên khi cả ngàn tấn rác vẫn nằm chình ình, chưa được xử lý.
Bình luận (0)