Không khó để giữ chân nhân tài

31/01/2013 03:05 GMT+7

Đó là một trong nhiều ý kiến của bạn đọc về bài viết Lương thấp sao giữ được nhân tài? đăng trên Thanh Niên ngày 30.1.

Phải có chiến lược

Thu hút nhân tài, giữ chân được nhân tài là cả một chiến lược dùng người chứ không phải chuyện nhất thời. Cần có một kế hoạch, chủ trương của nhà nước, vạch ra những kế hoạch, những chính sách thoáng để nhân tài được yên tâm trong cuộc sống, phát huy tài năng của mình, cống hiến cho sự phát triển của đất nước, của lĩnh vực họ phụ trách. Hồ Trung Quân ([email protected])

Không có một công thức sẵn

Mỗi lĩnh vực, mỗi nơi phải có một cơ chế, chính sách tốt nhất để giữ được nhân tài chứ không có công thức nào sẵn có. Vấn đề là các nhà quản lý có muốn giữ nhân tài, có tâm huyết với việc phát triển lĩnh vực của mình phụ trách hay không? Kiên Giang ([email protected])

Điều kiện làm việc

Ngoài chuyện lương bổng, còn có những yếu tố khác như cơ chế, sự ghi nhận công lao và điều kiện làm việc. Thực tế rất nhiều người chính nhà nước ta bỏ tiền cho đi học ở nước ngoài nhưng trở về phục vụ cho đất nước thì chỉ đếm trên đầu ngón tay, bởi họ rất thiếu điều kiện làm việc (hiểu theo nghĩa rộng). Vì vậy, ngoài chuyện đãi ngộ xứng đáng, còn phải tạo điều kiện cho nhân tài có cơ hội cống hiến. ([email protected])

Theo tôi, người đứng đầu lĩnh vực cần có nhân tài trước hết phải là một nhân tài. Chỉ có nhân tài mới hiểu, thu hút và giữ được người tài mà thôi. Đào Văn Thọ  (Q.Tân Phú, TP.HCM)

Ngoài vấn đề thỏa mãn được nhu cầu cuộc sống cho cá nhân và gia đình nhân tài thì việc tạo một môi trường nghiên cứu, làm việc thoải mái, phát huy tính sáng tạo cũng là cách để thu hút và giữ chân nhân tài. Gia Ngọc (Du học sinh Mỹ)

Thanh Đông
(thực hiện)

Ban CTBĐ
(tổng hợp)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.