Không phát sinh kinh phí khi lùi thời gian thực hiện CT-SGK mới

25/10/2017 10:13 GMT+7

Dự kiến, tuần này Quốc hội (QH) sẽ nghe Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Tờ trình về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa (CT-SGK) mới.

Theo dự thảo Tờ trình, Chính phủ trình QH xem xét, cho phép triển khai áp dụng CT-SGK mới theo hình thức cuốn chiếu đối với cấp tiểu học từ năm học 2019 - 2020, THCS từ năm học 2020 - 2021 và THPT từ năm học 2021 - 2022. So với lộ trình nêu tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 của QH, việc bắt đầu áp dụng CT-SGK mới ở cấp tiểu học chậm 1 năm, THCS chậm 2 năm và THPT chậm 3 năm.
Tờ trình của Chính phủ khẳng định: Kinh phí thực hiện xây dựng, biên soạn CT-SGK theo lộ trình đã điều chỉnh không phát sinh do thời gian để tất cả các lớp trên phạm vi cả nước thực hiện CT-SGK mới vẫn là 5 năm.
Báo cáo với QH về tiến độ thực hiện Nghị quyết 88 của QH, Bộ GD-ĐT cũng thông tin: Tổng kinh phí cho dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông là 80 triệu USD. Trong đó, xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 16,4 triệu USD; biên soạn SGK mới là 20,6 triệu USD; phát triển chương trình giáo dục phổ thông, đánh giá và phân tích kết quả học tập để cải tiến chương trình và chính sách đối với giáo dục phổ thông là 37,5 triệu USD; quản lý dự án 2,5 triệu USD.
Đây là dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới.

tin liên quan

Chương trình - sách giáo khoa mới: Đổi mới ở cấp THPT sẽ lùi tới 3 năm?
Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (QH - gọi tắt là Thường trực Ủy ban) vừa có Báo cáo thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của QH về đổi mới chương trình - sách giáo khoa (CT-SGK) giáo dục phổ thông.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.