Ông đã tuyên cáo điều này khi bà Aung San Suu Kyi tới thăm Mỹ cách đây không lâu và những nới lỏng đầu tiên cũng đã được Washington thực hiện sau khi đảng NLD lên cầm quyền ở Myanmar.
Bước đi của Mỹ không sớm và không vội vã mặc dù chính quyền ông Obama chủ ý nhanh chóng bình thường hóa quan hệ với Myanmar kể từ sau khi tiến trình cải cách dân chủ được khởi động ở nước này. Mỹ vẫn phải rất thận trọng bởi vừa muốn khích lệ tiến trình này vừa phải lưu ý đến phản ứng của giới quân sự ở Myanmar, tránh khiêu khích và bất chấp để tất cả không bị đảo ngược. Cho nên Washington nới lỏng cấm vận từng bước một và hiện vẫn duy trì một số biện pháp trừng phạt nhằm vào một số cá nhân nhất định trong giới quân sự Myanmar.
Nhưng Mỹ cũng không để muộn. Có hủy bỏ bao vây cấm vận thì quan hệ song phương mới thực sự bình thường để có thể tận dụng cơ hội phát triển hợp tác. Myanmar hiện là đối tác được nhiều bên tranh thủ. Tất cả đều nhằm vào những cơ hội hợp tác được mở ra sau khi mọi cấm vận và trừng phạt Myanmar, đặc biệt của Mỹ, được dỡ bỏ. Mỹ cũng đã chủ động gây dựng những tiền đề và điều kiện thuận lợi nhất cho mình. Đối với nước này, hiện tại vẫn chưa muộn vì các đối tác khác cũng mới chỉ tiếp cận chứ chưa có được ảnh hưởng và vai trò nổi bật, trừ Trung Quốc vốn vẫn là đối tác truyền thống của Myanmar. Chỉ có ông Obama nếu không quyết định thì sẽ muộn.
Bình luận (0)