Thực ra cảnh Trí ngồi ở vị trí đặc biệt ấy không xa lạ với học sinh và thầy cô xã Thạnh Mỹ Tây, bởi thời học sinh Trí đã ngồi chép bài, học bài như thế. Lúc sinh ra, Trí không có đôi tay. Hằng ngày, cậu nhẫn nại luyện đôi chân kẹp, nắm các thứ thay đôi tay. Khi bàn chân đã cầm được bút viết, Trí năn nỉ ba mẹ cho em đi học. Thương con, mẹ em đưa em đến trường, lúc đó ban giám hiệu thấy cậu bé không tay nên đắn đo nhưng nhìn ánh mắt trong veo như muốn khóc của em, họ đã nhận Trí vào học. Lúc vào học lớp 1, Trí lớn tuổi so với các bạn cùng lớp.
|
Nhà nghèo ba mẹ đi làm thuê, làm đồng thường xuyên nên Trí phải bơi xuồng đến lớp. Cậu bé lại biết lo xa, biết khéo léo nuôi ếch, trồng thêm rau... bán lấy tiền mua tập sách phụ người thân. Năm 2008, khi Báo Thanh Niên đăng thông tin Cậu bé không tay nuôi ếch vượt khó học tập, nhiều bạn đọc cảm phục nghị lực đã gửi tiền tặng Trí. Trong các học kỳ từ THCS đến THPT, Trí đều nỗ lực đạt loại khá. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, Trí thi đỗ với số điểm 41. Tiếp đó, Trí đỗ vào ngành công nghệ thông tin Trường ĐH An Giang với số điểm 13.
Trí cho biết: “Em chỉ nộp đơn thi vào Trường ĐH An Giang và không thi thêm trường nào khác. Lúc còn trên ghế nhà trường, em suy nghĩ rất nhiều và đã chọn tin học vì nghĩ rằng thích hợp với mình. Vì thế khi còn là học sinh, em đã mua máy vi tính và tập dùng chân rê chuột, lướt web”.
Giờ đây cậu bé không tay ấy lại tiếp tục một con đường mới với bao hy vọng tương lai.
Thanh Dũng
>> Một xã ở Phú Yên có 25 học sinh đậu đại học
>> Bí quyết của thành công để đậu đại học
>> Cậu bé chăn vịt đậu đại học
>> 15 tuổi đậu Đại học Cambridge
>> Cô công nhân mồ côi đậu đại học điểm cao
>> Quảng Nam: Một huyện có trên 400 học sinh đậu đại học, cao đẳng
Bình luận (0)