Chính quyền Catalonia ấn định sẽ tổ chức bỏ phiếu vào ngày 1.10 và coi đây như sự khởi đầu của quá trình tách khỏi Tây Ban Nha chứ không chỉ mang tính biểu tượng như cuộc trưng cầu năm 2014.
Theo hiến pháp Tây Ban Nha, Catalonia không được tự quyết định chuyện ly khai. Tức là chính quyền trung ương không bao giờ công nhận kết quả trưng cầu có hiệu lực pháp lý. Xứ này không thể chỉ với một tuyên bố hay với một cuộc trưng cầu dân ý là đã có thể tách khỏi Tây Ban Nha mà phải đàm phán với chính phủ. Ở Tây Ban Nha, Tòa án hiến pháp có những công cụ pháp lý, còn chính phủ trung ương có công cụ chính trị và tài chính để ngăn cản Catalonia ly khai. Chỉ riêng sự cản phá này thôi cũng đủ để khiến chuyện xứ này độc lập không biết đến khi nào mới trở thành sự thật.
Trong khi đó, kết quả các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy hiện chưa có đủ đa số cần thiết trong dân chúng Catalonia ủng hộ ly khai. Chính quyền vùng này hiện bám vào kỳ vọng rằng đến khi thật sự cầm lá phiếu trong tay và phải lựa chọn giữa ở lại hay ra đi thì cử tri sẽ có quyết định độc lập. Tựu trung lại có thể thấy triển vọng tổ chức được cuộc trưng cầu dân ý lẫn kết quả đa số cử tri ủng hộ ly khai đều rất mờ mịt. Tuy nhiên, chính quyền Catalonia dường như coi đây như cơ hội cuối cùng. Thôi thì không thành công cũng thành danh.
tin liên quan
Catalonia trước ngưỡng cửa ly khaiThủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy ngày 11.11 triệu tập Hội đồng Bộ
trưởng để soạn thảo đơn kiện lên Tòa án Hiến pháp phản đối nghị quyết
của nghị viện vùng Catalonia.
Bình luận (0)