Theo ông Tuấn, quy định chiết trừ gia cảnh 9 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế và 3,6 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc áp dụng từ năm 2013. Đến nay chi phí sinh hoạt của người dân tăng lên nhiều mà Bộ Tài chính lại không đề cập đến việc điều chỉnh chiết trừ gia cảnh cho người nộp thuế.
tin liên quan
Không nên tăng thuế VATMột cơ sở khác khiến ban soạn thảo luật cần đưa nội dung thay đổi chiết trừ gia cảnh vào dự thảo lần này đó là mức lương tối thiểu đã tăng lên rất nhiều trong những năm qua. Mức lương tối thiểu dùng làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương trong điều kiện lao động bình thường.
tin liên quan
Cục thuế TP.HCM 'soi' tài khoản bán hàng qua mạngĐể đảm bảo sự công bằng cho người nộp thuế ở các vùng miền, ông Trần Xoa, Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, kiến nghị: “Mức giảm trừ gia cảnh tính theo mức lương tối thiểu vùng sẽ làm giảm đi mức trượt giá và đắt đỏ của vùng miền. Cụ thể, giảm trừ bản thân người nộp thuế 3 lần mức lương tối thiểu của vùng 1 và vùng 2; 3,2 lần cho vùng 2 và 3,5 lần cho vùng 4. Người phụ thuộc giảm trừ bằng 40% người nộp thuế như tỷ lệ đang áp dụng hiện nay”.
Theo ông Tuấn, sự thay đổi này chưa có tiền lệ đối với thuế TNCN và có điểm hay là luật Thuế TNCN sẽ không cần phải thay đổi phần chiết trừ gia cảnh vào những năm sau. Dù rằng quy định này có thể dẫn đến tình trạng “lách” luật trong trường hợp công ty có nhiều địa bàn kinh doanh hoạt động khác nhau, người lao động luân chuyển công việc giữa các vùng để hưởng mức chiết trừ gia cảnh cao hơn nhưng vẫn có thể thực hiện khi quy định trách nhiệm cho công ty chi trả thu nhập.
Riêng ông Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, kiến nghị thay vì quy định một số chiết trừ gia cảnh cố định như 4 triệu đồng hay 9 triệu đồng như thời gian qua, ban soạn thảo có thể nghiên cứu quy định mức chiết trừ gia cảnh theo tỷ lệ phần trăm dựa trên lương tối thiểu hay trên thu nhập chịu thuế.
Bình luận (0)