“Long An chấp nhận phát triển nhiệt điện than nhưng vấn đề là phải lựa chọn công nghệ tốt”, ông Nguyễn Văn Được, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, phát biểu tại “Diễn đàn năng lượng VN - hiện tại và tương lai”, do Ban Kinh tế T.Ư và Bộ Công thương tổ chức ngày 4.5, tại Hà Nội. Trong khi đó, theo các nhà môi trường, “điện than sạch” là một công nghệ không có thật.
tin liên quan
Lo ngại ‘Formosa ở Long An’Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đóng cửa nhà máy nhiệt điện đốt than để tránh tàn phá môi trường, thì tại VN các nhà máy mới không ngừng được xây dựng.
Chỉ trong 10 ngày qua, ngành năng lượng VN đã tổ chức tới 3 cuộc hội thảo lớn về chủ đề này và đều hướng tới nội dung phát triển điện than là tất yếu.
|
Nhưng theo các nhà môi trường “điện than sạch” là một công nghệ không có thật.
Điều này một lần nữa được chính ông Trần Văn Lượng, Cục trưởng Cục An toàn môi trường công nghiệp (Bộ Công thương), tái khẳng định: “Môi trường đang là thách thức với các nhà máy nhiệt điện, nhất là nhiệt điện đốt than dù với bất cứ công nghệ nào”. Cũng theo ông Lượng, tháng 10 tới 2 tổ máy của Nhiệt điện Uông Bí được xây dựng hơn 40 năm trước sẽ bị khai tử. Cơ quan này cũng tiến hành rà soát toàn bộ công nghệ nhà máy nhiệt điện nguy cơ ô nhiễm. Mới đây bộ đã thẩm định và chấp thuận cho EVN cải tạo một số nhà máy như: Hải Phòng, Phả Lại, Quảng Ninh để đảm bảo vấn đề môi trường.
tin liên quan
Lo ngại 'Formosa ở Long An': Ô nhiễm không khí sẽ lên mức nguy hiểmCác chuyên gia cho rằng cần xem xét vấn đề chất lượng không khí và đánh giá những tác động đến sức khỏe người dân khi quy hoạch các nhà máy điện than.
Ngành công nghiệp phi đạo đức
|
Một nghiên cứu của GreenID chỉ ra rằng trong chặng đường đã qua, tổng số vốn đầu tư vào điện than ở VN lên đến 40 tỉ USD. Trong đó 52% vốn đầu tư đến từ các chủ đầu tư nước ngoài và tổ chức tài chính quốc tế. Một nửa trong số này là nguồn vốn đến từ Trung Quốc, tương đương 8 tỉ USD. Theo quy hoạch điện VII, VN cần thêm nguồn vốn lên đến khoảng 46 tỉ USD, chủ yếu theo hình thức BOT.
“Hiện tại VN được gì? - đó là những khoản nợ nần, rủi ro về môi trường, sức khỏe người dân và bất ổn về cả chính trị”, bà Nguyễn Thị Hằng, tác giả nghiên cứu trên nói.
Còn bà Hoàng Thị Minh Hồng, Giám đốc Tổ chức CHANGE, lên án: "Theo IMF, mỗi phút ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch toàn cầu nhận 10 triệu USD tiền trợ giá. Chính vì vậy người ta coi điện than là ngành công nghiệp phi đạo đức và thế giới hiện nay đang thoái vốn khỏi điện than. Ở VN chúng tôi cũng đang xây dựng và kêu gọi mọi người tham gia vào phong trào này. Thoái vốn không chỉ là hành động của các tổ chức mà của từng cá nhân bằng việc bạn có thể không sử dụng các sản phẩm dịch vụ có liên quan đến nhiệt điện than”.
tin liên quan
Điện than ngày càng đắt đỏChiến lược phát triển điện của VN ngược chiều thế giới đang trở nên
rõ ràng hơn, bởi giá thành sản xuất điện than ngày càng tăng trong khi
giá thành sản xuất điện năng lượng tái tạo ngày càng giảm.
Phải có điện sạch mới thu hút đầu tư sạch
Tại hội thảo “Giải pháp năng lượng sạch và đô thị thông minh” do Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM tổ chức mới đây, các chuyên gia và đại diện các tập đoàn lớn đều cho biết: trong xu hướng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, hoạt động sản xuất cũng phải hướng đến sử dụng các nguồn năng lượng sạch. Trên quy mô toàn cầu, có đến 100 tập đoàn hàng đầu thế giới cam kết sẽ sử dụng hoàn toàn năng lượng sạch vào năm 2030. Điều này là một bài toán đối với VN trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
|
Bình luận (0)