Khoa học xã hội vẫn “có cửa” trên tạp chí thế giới
Việc Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy định tiêu chuẩn phó giáo sư (PGS), giáo sư (GS) đã dấy lên trong giới học thuật những cuộc tranh luận, trong đó nổi cộm vấn đề PGS, GS có bắt buộc phải có bài báo ISI/Scopus hay không? Đây là 2 danh sách xếp hạng tạp chí khoa học trên thế giới được xem là có uy tín nhất và thường xuyên được cập nhật. Trong đó, uy tín bậc nhất từ trước đến nay vẫn là ISI.
Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu y khoa Garvan và ĐH New South Wales (Úc), trên thế giới hiện nay có hơn 100.000 tập san khoa học (journal) và rất nhiều tạp chí khoa học (magazine), con số này tăng hằng năm. Nhưng chỉ có một số ít tập san đáp ứng các tiêu chuẩn học thuật được liệt kê trong thư mục Web of Science (WoS) của Viện Thông tin khoa học Mỹ (ISI - Institute for Scientific Information) hay Scopus của Tập đoàn xuất bản khoa học Elsevier (Âu châu). Còn GS Lê Tuấn Hoa, Viện trưởng Viện Toán học - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN, cho biết cơ sở dữ liệu Scopus mở rộng hơn ISI, vì thế có nhiều tạp chí lọt vào Scopus nhưng không lọt vào ISI.
Nhiều nhà khoa học thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật cho rằng đã là PGS, GS thì cần phải có nhiều bài báo ISI/Scopus, đặc biệt là các thành viên trong các hội đồng xét chức danh. Trong khi đó, các nhà khoa học thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn lại cho rằng yêu cầu phải có bài báo ISI/Scopus là quá cao bởi nó chỉ thích hợp với một số ngành.
tin liên quan
Quy định 'không giống ai' về công nhận phó giáo sư, giáo sưNhững quy định 'không giống ai' về xét công nhận PGS, GS không chỉ là rào cản cho những nhà khoa học thực sự có năng lực mà còn tạo kẽ hở để tiêu cực hoành hành, phá hoại nền khoa học.
|
GS Nguyễn Văn Tuấn cho rằng giới nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở VN đang có những ngộ nhận trầm trọng về các tạp chí trong các danh mục ISI/Scopus. Trong thực tế thì bất cứ bộ môn khoa học nào cũng có thể công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí ISI/Scopus, bởi tiêu chuẩn để công bố không phải là "khái niệm thống nhất", mà là ý tưởng mới, dữ liệu mới, cách tiếp cận mới, cách diễn giải mới và phương pháp luận đúng. “Tôi mới tìm trong ISI cụm từ "Marxism" hoặc "Socialism" thì thấy hơn 3.100 bài trong thời gian 5 năm qua”, GS Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ.
|
GS Tuấn cho biết chỉ riêng WoS có hơn 3.000 tập san thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Thực tế này có nghĩa là nghiên cứu về khoa học xã hội có rất nhiều cơ hội và diễn đàn để công bố quốc tế chứ không như nhiều ý kiến cho rằng ngành này không có cơ hội đăng bài trên tạp chí quốc tế.
Vì thế, để tránh tình trạng GS “dỏm” xét công nhận ứng viên GS thật như một số nhà khoa học nhìn nhận thì không những ứng viên PGS, GS bắt buộc phải có bài báo ISI/Scopus mà những người giữ chức vụ ủy viên hội đồng GS cũng phải đạt tiêu chuẩn này.
VN có bao nhiêu tạp chí vào xếp hạng của thế giới ?
Cuối tháng 6 năm ngoái, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ VN đã tổ chức một cuộc họp báo để giới thiệu sự kiện tạp chí Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology (ANSN) của viện được Tập đoàn truyền thông và dữ liệu Thomson Reuters chấp nhận vào danh sách các tạp chí SCI. Đây là một sự kiện được xem có tính bước ngoặt trong hoạt động khoa học nước nhà, bởi lần đầu tiên một tạp chí trong số hơn 330 tạp chí khoa học trong nước đạt “tầm quốc tế”. Theo GS Lê Tuấn Hoa, dữ liệu ISI lúc đầu chỉ bao gồm tập hợp SCI, về sau mở rộng thêm tập hợp SCIE. Năm 2015, WoS tiếp tục đưa thêm một danh sách nữa là cơ sở dữ liệu ESCI.
tin liên quan
Đừng để giáo sư 'dỏm' xét công nhận ứng viên giáo sư thậtHôm qua, tại Hà Nội, Tạp chí Tia Sáng, Bộ Khoa học - Công nghệ, đã tổ chức tọa đàm góp ý dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư (PGS), giáo sư (GS).
Tuy nhiên, trong cuộc họp tổng kết cuối năm 2016, lãnh đạo Viện Hàn lâm khoa học công nghệ VN đã phải ngậm ngùi thông báo: Tạp chí ANSN bị loại khỏi danh sách SCI. Lý do không được nêu cụ thể, chỉ biết đã vi phạm các nguyên tắc của một tạp chí khoa học là không đạt tính trung thực, khách quan. Dù không có thêm một cuộc họp báo nào được tổ chức nhưng thông tin này nhanh chóng được cộng đồng khoa học trong nước biết tới. Theo giới khoa học trong nước, hy vọng ANSN có tên trở lại danh sách SCIE hay SCI (cả hai danh sách này được gọi chung là ISI) là rất mong manh, nhất là khi đã bị lưu tiếng xấu.
Niềm hy vọng hiện được đặt vào 2 tạp chí đã có tên trong danh sách Scopus và đều của ngành toán: Acta Mathematica Vietnamica (từ năm 2011) và Vietnam Journal of Mathematics (từ năm 2014). Đầu năm nay 2 tạp chí trên đều được lọt vào danh sách ESCI, một danh sách “ISI mở rộng”. Tuy nhiên, GS Nguyễn Tự Cường, Tổng biên tập tạp chí Acta, nhìn nhận: “Hai tiêu chí để tạo nên một tạp chí khoa học đẳng cấp là chất lượng công trình và chất lượng ban biên tập. Nhưng nền tảng để 2 tiêu chí này tồn tại là sự trung thực và khách quan, mà cái này thì với bối cảnh hoạt động khoa học trong nước tôi không dám mạnh miệng, mặc dù đến giờ tôi tuyệt đối tin tưởng ở chúng tôi”.
tin liên quan
Những nghịch lý về giáo sư, phó giáo sư ở Việt NamTheo PGS Nguyễn Ngọc Châu, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, ở Việt Nam hiện tồn tại nhiều nghịch lý về giáo sư, phó giáo sư, chẳng hạn như nghịch lý giáo sư 'dởm' xét cho ứng viên giáo sư thật.
Bình luận (0)