Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?

15/06/2022 10:11 GMT+7

Nhiều tài liệu cho rằng, trà Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép trong triều đại nhà Chu, ban đầu người ta ca ngợi trà chỉ vì giá trị y học của nó. Ngay cả Khổng Tử (551 - 479 trước CN) cũng chưa từng thưởng thức trà.

Nhiều thời gian sau… Khổng Tử, trà mới thật sự trở thành thức uống ở Trung Quốc, rồi được nâng lên thành một loại hình nghệ thuật. Xuyên suốt hàng ngàn năm, nhiều học giả đã viết về nghệ thuật pha và uống trà, bao gồm cả những nghi thức về trà, gọi chung là trà đạo.

Năm kiểu ấm tử sa (ấm trà đất sét tím Nghi Hưng), theo các phong cách từ trang trọng đến độc đáo

Wikipedia

Khác với phương pháp pha trà của triều đại nhà Đường (618 - 907), trong triều đại nhà Tống, cách uống trà đã được thay đổi thành “trà xay” (đổ nước vào bột trà nhiều lần)

helloteacup.com

Ví dụ như nhà thơ Tử Uyên (子淵) thời Tây Hán; Tạ An (謝安) thời Đông Tấn; Lư Đồng (盧仝), Hạo Nhiên (皎然) và Lục Vũ (陸羽) trong triều đại nhà Đường; còn từ thế kỷ 10 đến 13 thì có Thái Tương (蔡襄) và Tô Thức (蘇軾); đến triều đại nhà Thanh thì càng có nhiều nhà nghiên cứu về trà, trong đó nổi bật là Trần Mộng Lôi (陈梦雷)…

Nhìn chung, thời Đường - Tống là kỷ nguyên vàng của văn hóa trà ở Trung Quốc. Nền văn minh Trung Quốc đã tạo ra trà Công phu, một nghi thức trà đạo vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay ở Nhật Bản. Trà trở thành thức uống giải trí phổ biến ở Trung Quốc rồi lan dần sang những quốc gia Đông Á khác. Từ thế kỷ 16, các linh mục và thương gia Bồ Đào Nha đã giới thiệu trà đến châu Âu rồi mở rộng hơn nữa trên thế giới.

Trà đạo Trung Quốc đã trải qua một số giai đoạn phát triển bao gồm việc chuyển đổi vật dụng uống trà chính là từ chén sang tách, bao gồm loại tách nhỏ không có quai. Hương thơm và vị ngọt của trà có thể được phát huy hết khi sử dụng một ấm trà nhỏ để hãm trà.

Trong các triều đại nhà Minh (1368-1644) và nhà Thanh (1644-1911), những chiếc ấm gốm sứ đất sét tím ở vùng Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô là nổi tiếng nhất. Bất kỳ tác phẩm nào do một người thợ gốm bậc thầy làm ra đều được săn đón khắp nơi và có giá trị bằng vàng. Bên cạnh việc tiếp tục sản xuất những chiếc ấm gốm sứ đất sét tím truyền thống, các nghệ nhân còn chế ra một số kiểu dáng ấm trà mới đầy sáng tạo, được công chúng tán thưởng nồng nhiệt.

Bên cạnh trà Công phu, nghi thức trà đạo ở Trung Quốc phát triển và định hình dần. Các bậc thầy về trà đã thể hiện kỹ năng, kỹ thuật pha trà thượng thừa của họ. Song những kỹ thuật này có thể thay đổi từ người này sang người khác. Điều quan trọng cần nhớ là mùi và vị của trà, đây là điều trọng tâm hàng đầu của bất kỳ buổi trà đạo nào ở Trung Quốc.

Khổng Tử chưa từng thưởng thức trà

sohu.com

Các loại trà mà người Trung Quốc thích là trà xanh và trà Phổ Nhĩ (Pu 'Er) – loại trà đen của tỉnh Vân Nam. Xin lưu ý, đừng nhầm với các loại trà đen Tây Á hoặc Nam Á mà người Trung Quốc gọi là trà đỏ.

Trong một buổi trà đạo thông thường, người ta sử dụng ấm đất sét, đã tráng qua nước sôi. Họ cho lá trà vào ấm bằng muỗng hoặc đũa tre. Sau đó, đổ nước nóng đầy ấm. Thời gian ngâm khoảng một phút, song có thể thay đổi tùy theo từng loại trà. Thời gian cần thiết cho các lần ủ tiếp theo từ các lá giống nhau phải được kéo dài tương ứng.

Xin nhắc lại, loại ấm trà tốt nhất để sử dụng cho hầu hết các loại trà lên men là ấm gốm sành màu tím. Kích thước ấm cần có tỷ lệ hợp với kích thước của tách. Tốt nhất, các tách nên có lòng trong màu trắng, để dễ dàng đánh giá chính xác màu sắc của trà. Sau khi tráng lá trà bằng nước nóng, người ta đặt các tách theo hình tròn, rót trà vào chúng.

Từ thế kỷ 16, các linh mục và thương gia Bồ Đào Nha đã giới thiệu trà đến châu Âu. Trong ảnh là cảnh uống trà chiều tại Anh Quốc

en.baaghitv.com

Tỷ lệ lá trà trong nước phụ thuộc vào loại lá trà mà người ta sử dụng. Ấm trà có thể chứa đầy lá trà khoảng từ ¼ đến ¾, phụ thuộc chủ yếu vào mức độ cuộn chặt của lá trà do quá trình cán và rang. Điều độc đáo trong trà đạo của người Trung Quốc là chỉ đổ đầy ½ tách trà, vì họ tin rằng ½ còn lại dùng để chứa đầy tình yêu và tình bạn.

Còn chuyện Khổng Tử chưa từng thưởng thức trà, lý do khá đơn giản mà không ai tranh cãi, bởi vì trước thời Khổng Tử khá lâu, người ta còn dùng trà để làm dược liệu trị bệnh và món ăn chứ chưa phải là thức uống như ngày nay.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.