TNO

Khu trục hạm tàng hình Mỹ vượt biển 3 tháng đến nhà mới

10/09/2016 11:46 GMT+7

(Tin Nóng) Ngày 8.9, khu trục hạm tàng hình USS Zumwalt của Hải quân Mỹ rời xưởng đóng tàu Bath Iron Works ở bang Maine, lên đường sang căn cứ San Diego ở bang California trong hành trình dài 3 tháng.

(Tin Nóng) Ngày 8.9, khu trục hạm tàng hình USS Zumwalt của Hải quân Mỹ rời xưởng đóng tàu Bath Iron Works ở bang Maine, lên đường sang căn cứ San Diego ở bang California trong hành trình dài 3 tháng.

Tàu USS Zumwalt (DDG 1000) rời Bath Iron Works ngày 8.9 - Ảnh: Hải quân Mỹ

Theo USNI News, chiếc USS Zumwalt (DDG 1000) sẽ làm lễ bàn giao và gia nhập hải quân Mỹ tại Baltimore (bang Maryland) vào ngày 15.10 trên hành trình này.

Trước đó thuyền trưởng James Kirk cùng thuỷ thủ đoàn chỉ 147 người đã trải qua nhiều lần thử nghiệm tàu trên biển. Trong hành trình sang cảng mới San Diego bên bờ Thái Bình Dương, tàu Zumwalt sẽ ghé thăm nhiều cảng.

Tàu khu trục tàng hình Zumwalt có lượng choán nước 15.000 tấn, dài 186 m, ngang rộng nhất 25 m, tức dài hơn và rộng hơn so với các tàu khu trục lớp Arleigh Burke đến 30 m và 4 m, nhưng có số nhân viên trên tàu ít hơn 50% (147 người so hơn 300 người).

Phần thượng tầng của tàu Zumwalt làm bằng vật liệu composite - Ảnh: Gizmodo

Tàu Zumwalt mang tên đô đốc Elmo R. "Bud" Zumwalt Jr., cựu tư lệnh hải quân Mỹ từ 1970 - 1974. Thời gian làm tư lệnh hải quân, ông Zumwalt đã đẩy mạnh các chương trình phát triển công nghệ như lớp tàu hộ tống Oliver Hazard Perry, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio, chiến đấu cơ cho tàu sân bay F-14 Tomcat.

Tàu Zumwalt có hình dáng đặc biệt khiến nó có tính năng tàng hình gấp 50 lần so các tàu chiến thông thường. Mũi tàu vát về phía trước, phần tháp tàu làm bằng vật liệu composite giúp giảm phản xạ sóng radar.

Tàu Zumwalt có chức năng tấn công đất liền, hỗ trợ hạm đội, kiểm soát vùng ven biển. Hoạt động của tàu gần như tự động hoá hoàn toàn. Tàu được trang bị 2 động cơ turbin khí Rolls-Royce cùng một số động cơ diesel, cung cấp đến 78MW điện, tương đương lượng điện của 1 tàu sân bay hạt nhân, để phục vụ cho các hệ thống vũ khí tối tân chủ yếu dùng điện, như súng điện từ và các vũ khí điều khiển bằng máy tính. Tốc độ của tàu khi di chuyển là 56 km/giờ.

Trong các cuộc thử nghiệm, do quá tàng hình nên tàu phải treo các tấm thu phát sóng radar để các tàu khác có thể nhận dạng trên màn hình radar nhằm tránh vad9u5ng trên biển, theo Hải quân Mỹ.

Tàu Zumwalt (DDG-1000) rời cảng Bath Iron Works ở bang Maine, bên cạnh là chiếc tàu khu trục tàng hình thứ 2, mang tên USS Michael Monsoor (DDG 1001) đang hoàn thiện, ngày 8.9.2016 - Ảnh: Hải quân Mỹ

Tàu khu trục tàng hình USS Zumwalt (DDG 1000) trên Đại Tây Dương ngày 21.4.2016 - Ảnh: Hải quân Mỹ

Vũ khí của tàu có 80 ống phóng các loại tên lửa, từ Tomahawk đến tên lửa phòng không, tên lửa chống tàu ngầm. Tàu còn có 2 khẩu pháo 155 mm được cho là loại súng điện từ, bắn quả đạn bay xa hơn 160 km; 2 khẩu pháo 57 mm cùng một số vũ khí cận chiến khác.

Tàu Zumwalt mất hơn 4 năm chế tạo và tiêu tốn 4,4 tỉ USD, trở thành tàu khu trục đắt đỏ nhất của Mỹ.

Xem tàu Zumwalt rời cảng Bath Iron Works ở bang Maine, lên đường sang căn cứ San Diego ở bang California trong hành trình dài 3 tháng:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.