Khủng bố ở Nice, người Sài Gòn cùng chia sẻ nỗi đau đến Pháp

16/07/2016 16:09 GMT+7

Một lần nữa nỗi đau khủng bố lại đè nặng lên nước Pháp. Cũng như người Pháp, Việt, bạn bè quốc tế đang sinh sống, làm việc tại Sài Gòn đã đến Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM cùng nhau gửi lời chia buồn sâu sắc.

Đúng 10 giờ ngày 16.7, lần thứ hai cánh cổng Tổng lãnh sự quán Pháp (số 6, Lê Duẩn, Q.1, TP.HCM) lại mở để đón nhận những lẵng hoa và lời chia buồn gửi đến Nice (Pháp). Phía ngoài, hàng loạt người lần lượt bước vào bên trong với sự cảm thông sâu sắc.
Cộng đồng người Pháp sống tại Sài Gòn đã đến chia buồn cùng nhau
Cộng đồng người Pháp sống tại Sài Gòn đã đến chia buồn cùng nhau
Nước Pháp vẫn mãi trong tim
Cũng như lần tưởng niệm vào năm ngoái (ngày 14.11.2015), quyển sổ tang được đặt trang trọng tại sảnh. Đoàn người vẫn xếp thành hàng dài chờ đợi để ghi lại dòng chữ tưởng nhớ đến các nạn nhân. Ông Emmanuel Ly-Batallan, Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM (TLS) đến gặp, bắt tay từng người và đón nhận lời chia buồn sâu sắc từ cộng đồng. Nhiều người Pháp cho hay, trái ngược với không khí vui vẻ chào mừng quốc khánh hôm 14.7, ở đây hôm nay lại trở nên nặng nề khó hiểu. Đó cũng chính là ngày vui và ngày buồn của nước Pháp.
Ông PascalDeguilhem, Chủ tịch Hội Liên hiệp Hữu nghị Pháp – Việt bày tỏ cảm xúc đau buồn và viết vào sổ tang, mong muốn gửi lời chia sẻ đến với đồng bào ở quê nhà.
“Khi đứng trước sự việc khủng bố như thế này, nhân dân Pháp và cộng đồng quốc tế hãy cùng nhau chung tay để đẩy lùi những phần tử khủng bố. Vấn đề này không chỉ nước Pháp mà nó đã mang tính chất toàn cầu. Vì vậy chúng ta nên chung tay tìm giải pháp chống lại chủ nghĩa khủng bố”.
Len lõi trong hàng người với nhiều quốc tịch khác nhau
Hàng người với nhiều quốc tịch khác nhau
Quyển sổ tang được đặt trang trọng tại sảnh chính của toà Tổng lãnh sự quán Pháp
Quyển sổ tang được đặt trang trọng tại sảnh chính của toà Tổng lãnh sự quán Pháp
Còn ông Francois Brunetta, một người Pháp đang sinh sống tại TP.HCM luôn lặng im, chỉ biết là mình đang rất buồn. Ông đến đây vì cùng là cộng đồng Pháp. “Trong những tình huống như thế này sẽ làm cho người Pháp đến gần nhau hơn. Tôi chỉ nói được là mình đang rất buồn, cả những người thân cũng vậy. Tôi không thể hiểu nổi về những cái chết đã xảy ra. Nhưng trong tình cảnh như thế này thì tất cả nhân dân Pháp đều như người thân với nhau”, ông Francois Brunetta nói.
Đến từ rất sớm, mặc chiếc áo đen, trên ngực được cài chiếc kẹp biểu tượng quốc kỳ Pháp, bà Biện Thị Thanh Trang (ngụ Q.10) cũng lặng lẽ cùng gia đình đến đây để chia sẻ nỗi đau. Bà nói: “Cả đình tôi hầu như đang định cư ở Pháp, hôm rồi mới cùng gia đình mừng quốc khánh xong lại nhận được tin buồn này. Tôi thấy khủng khiếp quá. Tuy không biết tiếng Pháp cũng đến đây xin gửi lời chia buồn chân thành nhất đến nhân dân Pháp. Mong sao cho những sự việc này sẽ không còn nữa”.
Thay những lời đau xót gửi đến nhân dân Pháp là những dòng chữ với nhiều thứ tiếng khác nhau đều có chung nổi niềm. “Chúng tôi chân thành chia buồn cùng các nạn nhân, những người xa lạ đã ngã xuống trong sự kiện ngày 14.7 vừa qua. Nước Pháp sẽ sống mãi và sự nghiệp nhân đạo sẽ chiến thắng”, từ một người Úc không nêu tên ghi trong sổ tang.
“Cộng đồng Pháp và quốc tế cần phải hành động mạnh mẽ hơn để chống lại cái ác. Tổ quốc Pháp luôn tồn tại mãi mãi. Hãy dứng dậy một lần nữa, hãy tự hào, đoàn kết và tôn lên giá trị của Cộng hoà Pháp. Nước Pháp vẫn mãi mãi trong tim chúng ta. Sài Gòn, 16.7”, dòng chữ được viết từ sổ tang của một người có tên M.P.
Không khí đau buồn đè nặng nơi đây
Không khí đau buồn đè nặng nơi đây
Ông Emmanuel Ly-Batallan, Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM (TLS) đến gặp, bắt tay từng người và đón nhận lời chia buồn từ cộng đồng
Ông Emmanuel Ly-Batallan, Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM (TLS) đến gặp, bắt tay từng người và đón nhận lời chia buồn từ cộng đồng
Nước Pháp sẽ đứng dậy
Ông Emmanuel Ly-Batallan, Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM (TLS) cho biết cảm thấy sợ hãi vì không thể hiểu được nguyên nhân vì sao: “May mắn là ông không có người thân bị ảnh hưởng trong hai vụ khủng bố vừa qua. Tuy nhiên dù không có liên quan trực tiếp đến vụ khủng bố nhưng chúng tôi cũng bị ảnh hưởng một phần nào đó. Chúng tôi cảm thấy cô độc trong thời khắc khó khăn nhưng luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ từ nhân dân Việt Nam khiến chúng tôi thấy ấm lòng”.
Thái độ phản ứng của công dân Pháp lần này cũng giống như lần khủng bố vào năm ngoái. Chắc chắn người Pháp sẽ dành vài ngày để tưởng niệm các nạn nhân, và song song đó Chính phủ sẽ đứng dậy đấu tranh để chống lại những kẻ không tôn trọng sự dân chủ, sự tự do của người khác. Và chúng tôi sẽ liên kết cùng nhiều nước trên thế giới để chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Quyển sổ tang được viết với nhiều thứ tiếng khác nhau
Quyển sổ tang được viết với nhiều thứ tiếng khác nhau
Trẻ em đi cùng gia đình đến đây
Trẻ em đi cùng gia đình đến đây
Cho đến hiện tại, công tác nhận dạng nạn nhân vẫn chưa hoàn thành, có 84 người đã chết và có khoảng 50 người bị thương đang điều trị tại bệnh viện. Đến thời điểm hiện tại chưa phát hiện được trường hợp nào là công dân Việt Nam cũng như thân nhân của người Việt tại nơi xảy ra khủng bố.
Ông Emmanuel Ly-Batallan trấn an các công dân nước ngoài yên tâm khi đến Pháp du lịch. Ông cũng hiểu nỗi lo của nhiều người vì đây là lần tấn công thứ ba ở Pháp. Tuy nhiên, ông nói rằng những vụ khủng bố không chỉ xảy ra ở Pháp mà ở rất nhiều nơi. Vì vậy chính phủ Pháp sẽ thắt chặt an ninh hơn nữa để bảo vệ an toàn cho du khách đến Pháp trong tương lai.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.