Khủng hoảng chính trị ở Pakistan

06/04/2022 09:07 GMT+7

Tình trạng căng thẳng chính trị hiện nay ở Trung Quốc ở Pakistan gặp nguy cơ?">Pakistan được cho không phải là mối quan tâm hàng đầu của Mỹ, nhưng lại gây quan ngại cho Trung Quốc.

Tòa án Tối cao của Pakistan ngày 5.4 tiếp tục cuộc tranh luận về tính hợp pháp của việc Thủ tướng Imran Khan cố ngăn chặn phe đối lập muốn lật đổ ông, một cuộc tranh chấp đã dẫn tới sự lộn xộn về chính trị ở quốc gia Nam Á này, theo Reuters. Tòa án có thể ra phán quyết khôi phục quốc hội đã bị giải tán, kêu gọi tổ chức cuộc tổng tuyển cử mới hoặc cấm Thủ tướng Khan tiếp tục nắm quyền nếu ông bị phát hiện hành xử một cách vi hiến.

Lực lượng an ninh Pakistan ở Islamabad ngày 3.4

AFP

Hồi tuần trước, đảng Pakistan Tehreek-i-Insaf (PTI) cầm quyền của Thủ tướng Khan đã mất thế đa số ở quốc hội sau khi 7 nghị sĩ thuộc một đảng liên minh chính của PTI đứng về phe đối lập. Khi đó, phe đối lập kêu gọi tổ chức một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Khan vào ngày 3.4. Tuy nhiên, Phó chủ tịch quốc hội Pakistan Qasim Khan Suri, thành viên của PTI, ngăn chặn với lập luận đó là âm mưu của thế lực bên ngoài và vi hiến. Thủ tướng Khan lập tức giải tán quốc hội và nội các, kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử trong vòng 90 ngày.

Lãnh đạo phe đối lập Shehbaz Sharif gọi việc ngăn chặn cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm “chẳng khác nào mưu phản” và đã thách thức quyết định trên của ông Khan trong một vụ kiện ở Tòa án Tối cao. Trong bài bình luận đăng ngày 4.4, tờ Dawn của Pakistan viết rằng giới học giả về chính trị và báo chí dự đoán Thủ tướng Khan sẽ không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm do phe đối lập đề nghị.

Trong khi đó, Thủ tướng Khan khẳng định ông hành xử theo hiến pháp, gọi việc kêu gọi tổ chức cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm là âm mưu phế truất ông do Mỹ đứng sau, theo Reuters. Mỹ đã bác bỏ cáo buộc này. Ông còn cáo buộc phe đối lập câu kết với các “thế lực bên ngoài” để lật đổ mình vì ông không đứng về phía phương Tây trong những vấn đề toàn cầu chống lại Trung Quốc và Nga.

Các chuyên gia về Nam Á ở Mỹ nhận định cuộc khủng hoảng chính trị ở Pakistan không phải là ưu tiên đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden, nếu nó không dẫn tới bất ổn lớn hoặc làm leo thang căng thẳng với Ấn Độ, theo Reuters. Trong khi đó, Trung Quốc tỏ ra lo ngại về tình hình ở Pakistan, theo South China Morning Post. Trong hai tuần qua, các phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao

Trung Quốc đã kêu gọi các chính trị gia Pakistan giải quyết bất đồng và “ưu tiên việc phát triển”.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.