Tuy nhiên, đội ngũ chuyên gia của Đại học Stanford ở California (Mỹ) vừa nghĩ ra một hướng đi mới: dùng ánh sáng chiếu trực tiếp trong não chuột, từ đó kiểm soát hành vi của chúng. Đầu tiên, họ cấy một thiết bị cỡ nhỏ vào não chuột.
Kế đến, chuột sẽ di chuyển và hành động dựa trên tác động của luồng ánh sáng và sóng vô tuyến. Theo báo cáo trên chuyên san IEEE Spectrum, các nhà nghiên cứu của Đại học Stanford đã sử dụng công nghệ quang học di truyền dưới dạng các xung ánh sáng để kiểm soát từng dây thần kinh cụ thể của chuột. Nhờ đó, nhóm chuyên gia có thể dùng ánh sáng để kích hoạt các tế bào não và kích thích những mạch nơ ron cụ thể, cho phép con người quan sát hoạt động sinh học hoặc hành vi ở động vật.
Hồi năm ngoái, tiến sĩ Poon và đồng sự đã trình bày một phương pháp để não chuột phản ứng với ánh sáng, nhờ vào một loại tảo xanh. Bằng cách lấy gien mã hóa một dạng protein cụ thể trong tảo, vốn phản ứng trước ánh sáng, các dây thần kinh trong não chuột cũng trở nên nhạy sáng. Tuy nhiên, việc rọi ánh sáng vào các vùng não cũng là một vấn đề. Những cuộc nghiên cứu trước đây đã sử dụng cáp quang học xuyên vào não chuột, trong khi có nhóm dùng đèn LED nối với bộ phận pin khá cồng kềnh. Theo cách tiếp cận mới nhất, các chuyên gia Mỹ quyết định thử nghiệm thiết bị cấy ghép cỡ hạt tiêu thay cho dây cáp quang, và hoạt động dựa trên sóng vô tuyến.
“Khi chúng tôi dùng hệ thống năng lượng không dây để bật thiết bị, ánh sáng xanh sẽ tỏa ra và kích hoạt các tế bào não đã được điều chỉnh gien di truyền ở vùng vỏ não tiền vận động, nơi phát đi tín hiệu đến cơ bắp. Chuột thí nghiệm lập tức ngưng mọi chuyển động ngẫu nhiên và bắt đầu chạy quanh chuồng”, theo báo cáo ghi nhận. Thiết bị cấy ghép được sử dụng trong trường hợp này có kích thước nhỏ bằng 1% so với các thiết bị quang học di truyền trước đó.
Bình luận (0)