Tuy nhiên, đến phòng khám hoặc bệnh viện hơi khá nhiêu khê và tốn thời gian. Vì vậy, các nhà nghiên cứu tại MIT đã thiết kế loại máy quét võng mạc cầm tay di động, sử dụng dễ dàng và nhanh chóng ở mọi nơi.
Nguyên mẫu của MIT có kích thước chỉ bằng máy quay phim cầm tay, có thể đọc bệnh rất nhanh nhờ dùng các phép toán so sánh. Có thể dùng máy kiểm tra bệnh võng mạc do tiểu đường, bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa hoàng điểm... Kỹ thuật mới này được gọi là chụp cắt lớp quang học (OTC). Chùm tia hồng ngoại chiếu vào mắt bệnh nhân và phản xạ được thu lại rất nhanh rồi hiển thị thành các hình ảnh 3D, giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán như khi dùng máy móc cồng kềnh trong bệnh viện.
Một thách thức cho thiết bị cầm tay là bệnh nhân thường lắc lư thân thể nên hình ảnh thu được có thể bị nhòe. Để khắc phục việc này, máy cầm tay của MIT cùng một lúc quét qua võng mạc từ nhiều hướng khác nhau rất nhanh chóng rồi kết hợp để tạo dựng hình ảnh 3D hoàn chỉnh.
Tạp chí Gizmag cho biết hiện nay Viện MIT đang hợp tác với Đức để tiếp tục thu nhỏ kích cỡ máy khám nhãn khoa cầm tay đồng thời giảm chi phí để phục vụ cho các nước đang phát triển. Báo cáo này đã được đăng trên tạp chí Biomedical Optics Express.
Song Mai
Bình luận (0)