Cứu lấy môi trường
Đây là hậu quả của việc nhắm mắt phát triển mà bất chấp gây nguy hại cho môi trường sống. Việc xử lý nước thải của các nhà máy giấy rất phức tạp, nếu không làm tốt hoặc nhà máy cố tình gian lận thì sẽ gây hậu quả khôn lường cho vùng hạ lưu sông Hậu. Điều này thì ai cũng biết, thế nhưng tại sao khi cấp phép xây dựng cho nhà máy lại không quan tâm đến việc kiểm tra, xử lý. Nếu không làm tốt thì vùng biển cũng như vùng ĐBSCL sẽ chết trong tương lai gần.
Văn Khoa ([email protected])
Phải di dời
Nhà máy này tiềm ẩn thảm họa môi trường khôn lường cho cả vùng. Giả sử bây giờ có kiểm tra kết quả tốt đi nữa thì liệu cơ quan chức năng có thể giám sát được 24/24 giờ không? Bài học về môi trường do các nhà máy xả thải ra vẫn còn nguyên giá trị, nó gây hại vô cùng nặng nề cho môi trường mà cho dù có tiền cũng không thể phục hồi được. Do vậy, theo tôi phải dứt khoát di dời nhà máy ra khỏi khu vực sông nước này.
Nguyễn Mai Thảo ([email protected])
Phải tính kỹ
ĐBSCL sẽ bị bức tử nếu nhà máy này đi vào hoạt động bởi công nghiệp giấy là thủ phạm gây ô nhiễm hàng đầu với lượng hóa chất, nước thải cực lớn, thêm vào đó là làm ô nhiễm không khí cả một vùng rộng lớn cho dù có công nghệ xử lý tốt đến đâu. Tiền và phát triển kinh tế thì ai cũng cần, nhưng không thể đánh đổi bằng tất cả, bất chấp hậu quả.
Nguyễn Ngọc Anh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
Đồng bằng sông Cửu Long sẽ về đâu ?
Với tình hình này, chắc khoảng 20, 30 năm nữa, vùng ĐBSCL sẽ “chết” do nước thượng nguồn đã không còn phù sa và hạn chế lưu lượng, còn cuối nguồn thì ô nhiễm nặng về nước thải từ các nhà máy. Bờ biển phía nam rồi cũng sẽ bị hủy hoại mà thôi. Báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng chỉ là lý thuyết, bởi ai dám đảm bảo rằng khi không có người kiểm soát, nhà máy sẽ không cho xả thải chui về đêm. Nếu không làm nghiêm ngay từ bây giờ thì về sau, khi hậu quả đã xảy ra rồi, rất khó có thể khắc phục.
Văn Kim Hà ([email protected])
Ban CTBĐ (tổng hợp)
Nguyễn Văn Đức (Q.Thủ Đức, TP.HCM)
Đỗ Văn Duy (TP.Biên Hòa, Đồng Nai)
|
Bình luận (0)