Kiến ba khoang có chất độc mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ mang

10/11/2016 18:10 GMT+7

Gần đây, có nhiều bệnh nhân phải đi khám da liễu do bị kiến ba khoang đốt. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã khuyến cáo về phòng và xử trí đối với loại côn trùng này.

Theo Cục Y tế dự phòng, trong cơ thể kiến ba khoang chứa pederin là chất có độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Kiến ba khoang (còn gọi là kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong) có màu là các khoang đen - vàng cam xen kẽ; thân mình thon, dài hình dáng như hạt thóc.
Chất độc từ kiến ba khoang có thể làm tổn thương da người (bỏng da, viêm da) do kiến bị chà sát hoặc bị giết. Chất này gây tổn thương da dạng dát đỏ, thành đám, thành vệt theo chiều tay quệt; tổn thương da có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục. Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở trên cơ thể như: mặt, cổ, ngực, gáy, vai, tay. Bệnh nhân có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng có thể gây sốt nhẹ, nổi hạch. Lưu ý phân biệt tổn thương này với zona thần kinh (do vi rút)
Không giết kiến bằng tay trần
 Các chuyên gia côn trùng cho biết, kiến ba khoang không tìm đốt người, cũng không phải loài truyền bệnh, kiến ba khoang còn là bạn của nhà nông vì nó là thiên địch ăn một số loài sâu hại cây trồng. Vì thế điều quan trọng là phòng tránh nguy cơ bị đốt, không nên hoang mang, lo lắng, hay tìm mọi cách tiêu diệt kiến ba khoang. Chúng vào nhà do ưa thích ánh sáng đèn.

tin liên quan

Giải oan cho kiến ba khoang
(TNO) Thời gian gần đây báo chí đưa tin dồn dập về “kiến ba khoang tấn công người”. Dưới mắt của dân chúng hiện nay, kiến ba khoang là con vật nguy hiểm, đáng sợ, đáng ghét, cần phải tiêu diệt không nương tay. Con kiến không biết nói, chúng không thể tự minh oan cho mình.
Để tránh tiếp xúc với chất độc từ kiến ba khoang, không dùng tay trần để bắt, giết, miết kiến ba khoang. Trong trường hợp tiếp xúc (hoặc nghi ngờ tiếp xúc) với kiến ba khoang, nên bắt kiến ra khỏi da bằng cách thổi hoặc đặt một tờ giấy cho kiến bò lên và lấy ra khỏi. Khi tiếp xúc với kiến ba khoang nên đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm lót.
Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Tránh đưa tay đã tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác.
Theo Cục Y tế dự phòng, để giảm cảm giác rát ở vùng da do tiếp xúc với độc chất từ kiến ba khoang có thể rửa bằng nước muối loãng, xà phòng... Chú ý các biểu hiện: mưng, sốt để khám bác sĩ da liễu khi cần thiết.
Khi phát hiện có kiến ba khoang ở khu vực làm việc, sinh sống, có thể liên hệ với đơn vị y tế chuyên trách như: các Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng; Trung tâm Y tế dự phòng tại địa phương để được hướng dẫn và phối hợp xử lý.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.